Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Các văn bản qui phạm pháp luật Việt Nam




Quý anh chị em vào đường link sau để tìm kiếm các loại văn bản pháp luật mà mình cần:


Nếu quý anh chị em muốn tìm kiếm Luật, Thông Tư hoặc Pháp Lệnh... thì quý anh chị em vào Trang Chủ rồi sổ thanh "Loại Văn Bản" chọn mục Luật, Thông Tư hoặc Pháp Lệnh...Sau đó lick chuột vào mục "Tìm Kiếm". Tất cả các văn bản đã được sắp xếp theo thời gian năm ban hành do vậy nếu quý anh chị em biết năm ban hành văn bản đó thì việc tìm kiếm sẽ rất dễ dàng.

Chánh Tuân.

Chăm sóc sức khỏe và phòng trị bệnh





Quý anh chị em vào đường link sau để tải các file có nội dung về việc chăm sóc sức khỏe và phòng trị bệnh để cùng tham khảo:


Chánh Tuân.

Phương thuốc bí truyền trị bệnh ung thư



PHƯƠNG THUỐC BÍ TRUYỀN 
TRỊ BỆNH UNG THƯ
 
Đây là phương thuốc dược thảo thiên nhiên, đơn sơ nhưng rất hiệu nghiệm do một người Trung Hoa bị án tử hình đã cống hiến 03 ngày trước khi chết để lại cho đời một báu vật. Thật đúng là thần dược chữa được mọi chứng bệnh nội thương ngoại cảm mà đặc biệt là các loại ung thư.
Công dụng của toa thuốc này đã được chứng minh từ 20 năm qua. Một mặt nó giúp ta đề phòng bệnh tật, tăng cường sinh lực, kháng độc, miễn nhiễm. Mặc khác nó có thể trị dứt các bệnh như ung thư vú, lở loét nơi dạ dày, ruột gan, dạ con, tử cung, não, phổi… Thuốc này già trẻ gái trai đều uống được cả, chỉ trừ phụ nữ mang thai không nên uống. Đối với các bệnh ung thư nặng (có lở loét, khối u) sau khi uống nếu đại tiểu tiện thấy có ra máu mủ đó là dấu hiệu tốt. Ngoài ra uống thuốc này còn đề phòng và trừ các  chứng độc nóng nơi lục phủ ngũ tạng, các bệnh trĩ, áp huyết, mất huyết, ho nóng…. rất hiệu nghiệm và mau chóng.
Toa thuốc này gồm 2 vị:
1.     Bán chỉ liên:                             1 lạng (xổ tiểu).
2.     Bạch hoa xà thiết bảo:             2 lạng (ung loét)
·        1 cân ta = 600grs (16 lạng). Một thang thuốc gồm 2 vị nêu trên là 3 lạng (112grs) giá bán ở nước ngoài độ 1,5 USD và ở đường Hải Thượng Lãn Ông – Q.5, TP.HCM khoản trên dưới 5000đ/ thang.
Lưu ý: 1 lạng = 40 gram.
·        Bán chỉ liên: Vị mát, không độc có tính chất bài tiết những chất dơ độc thừa ứ đọng trong cơ thể.
·        Bạch hoa xà thiết bảo: Có tình chất điều hòa âm dương, làm lưu thông khí huyết, chống các thứ tích tụ kế các cholesterol dư thừa.


CÁCH NẤU THUỐC VÀ TRỊ BỆNH:
Có thể dùng nồi đất, siêu điện hoặc gas, dầu hôi.
a). Để phòng bệnh: 01 thang nấu với một lít nước đun trong 2 tiếng đồng hồ (nhỏ lửa) uống quanh năm như nước trà rất tốt.
b). Để chữa các bệnh (01 thang uống 2 lần sáng chiều).
1. Buổi sáng bỏ cả hai thứ vào nồi (sau khi ngâm rửa sạch đất cát) đổ vào 4 chén nước nấu còn 1 chén, thời gian nấu lúc đầu cho sôi bùng lên, sau 10 phút trở lên trở xuống và để nhỏ lửa, 15 phút lại trở (đảo lên) thuốc, từ 1 giờ 45 đến 2 giờ đồng hồ là được. Nên rót thử khi nấu được 1 giờ 45 để đề phòng bị khô cạn.
2. Buổi chiều: Nấu lại nước thứ 2 (3 chén nước nấu còn 1 chén), thời gian nấu có thể nhanh chóng hơn. Tuy nhiên cũng phải xem chừng và rót thử khi thuốc tới còn 1 chén.
Nên uống nguội trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn, tốt nhất uống lúc bụng đói. Có thể nấu nước thứ 3 của thang thuốc chữa bệnh này để uống thay trà cũng rất tốt, trường hợp này dành cho người bị bệnh nhẹ (cho 6 chén nước nấu sôi 15 phút là được).
Đối với các bệnh nặng có thể uống liên tục từ 3 đến 4 tháng thì lành hẳn. Đối với bệnh nhẹ sẽ thấy trong người khỏe hẳn ra và dễ chịu.
Đối với người bình thường mỗi tháng uống một thang cũng rất hay và vô hại.
Không được uống các loại nước khác có gas khi dùng thuốc này vì dễ bị chống thuộc.
Nên sắc thuốc bằng siêu điện rất tiện lợi vì thuốc tới còn 1 chén sẽ tự động ngắt điện, khỏi sợ bị cạn.
XIN LƯU Ý: Phương thuốc bí truyền này đã cho thấy những kết quả kinh nghiệm thật phi thường, cần được truyền bá cho những người mang bệnh khác thì rất quý.
Nếu bạn bị bệnh nhẹ, nếu dùng toa thuốc này thì chỉ nên sắc 1/10 thành phần của toa thuốc (Vì toa thuốc này có tác dụng thải độc tố rất mạnh).

Ăn chay như là một trị liệu

[Lẩu+chay.jpg]


ĂN CHAY NHƯ LÀ MỘT TRỊ LIỆU
Nguyễn Văn Tuấn


Ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới, nhất là trong giới trí thức và chuyên gia. Ở các nước phương Tây, theo một thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 5% dân số Anh và Mĩ cho biết họ ăn chay trường hay ăn chay thường xuyên. Ở nước ta, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng sự có mặt của các nhà hàng và quán ăn chay cùng lượng thực khách đông đảo cho thấy số người ăn chay đang tăng dần trong thời gian gần đây.
Danh từ “ăn chay” đối với người Việt chúng ta là chế độ ăn uống không có đạm động vật, nhưng với người phương Tây, có đến 3 nhóm ăn chay. Nhóm thứ nhất là ovo-lacto gồm rau, đậu, hạt, trứng và bơ sữa. Nhóm thứ hai là lacto cũng có chế độ ăn uống như nhóm ovo-lacto, nhưng không ăn trứng.
Nhóm thứ ba là vegan, hoàn toàn không ăn đạm động vật, có lẽ là nhóm gần như “ăn chay” theo cách của người Việt hay các tu sĩ Phật giáo đại thừa.
Thời gian gần đây, qua báo chí phương Tây, một số người bày tỏ quan tâm đến sức khỏe của người ăn chay, vì họ cho rằng ăn chay có thể bất lợi cho sức khỏe của xương. Tuy nhiên, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay không có ảnh hưởng tiêu cực đến xương; ngược lại, ăn nhiều chất đạm động vật có thể là yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương.


Sức khỏe của xương có lẽ phản ảnh chính xác nhất qua mật độ chất khoáng trong xương (viết tắt là MĐX) và tần số gãy xương trong một quần thể. Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học trên thế giới cho thấy MĐX ở người ăn chay tương đương với MĐX ở người ăn mặn. Một nghiên cứu do các bác sĩ thuộc trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh năm ngoái cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về MĐX giữa người ăn chay và ăn mặn.
Gãy cổ xương đùi là một hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương, vì bệnh nhân gặp nhiều biến chứng, thậm chí sau khi bị gãy xương. Khoảng 15-20% bệnh nhân, nhất là bệnh nhân nam, tử vong sau 12 tháng gãy cổ xương đùi. 
Nguy cơ gãy cổ xương đùi ở người ăn chay hoặc thấp hơn so với người ăn mặn. Thật vậy, một phân tích trên 34 nước trên thế giới cho thấy những nước có lượng tiêu thụ đạm động vật nhiều cũng là những nước có tỉ lệ gãy cổ xương đùi (hệ quả nguy hiểm nhất của loãng xương) so với những nước có lượng tiêu thụ đạm thấp.
Đứng trên phương diện sinh học, ảnh hưởng tiêu cực của đạm động vật đến xương là điều có thể hiểu được. Sức khỏe của xương tùy thuộc vào sự cân bằng giữa acid và base. Tất cả các thức ăn phải được chuyển hóa qua thận dưới dạng acid hoặc base. Khi ăn nhiều chất đạm động vật, cơ thể hấp thu nhiều acid hơn base. Tăng hàm lượng acid cũng có nghĩa là máu và các mô trong cơ thể trở nên “chua” hơn, và để dung hòa tình trạng này, hệ thống nội tiết phải huy động calcium để đóng vai trò chất base. Vì phần lớn calcium xuất phát từ xương, cho nên khi cơ thể huy động calcium cũng có nghĩa là giảm chất khoáng trong xương, dẫn đến hệ quả giảm sức mạnh của xương, và làm cho xương dễ bị gãy.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học trong 20 năm qua đều cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe, vì giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến “hiện đại hóa” như tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, và ung thư. Chế độ ăn chay, do sử dụng nhiều rau quả, thường hàm chứa ít chất béo và cholesterol hơn chế độ ăn mặn. Chất béo và cholesterol là hai yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư. Do đó, có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy người ăn chay ít mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư hơn những người ăn mặn. Trong một nghiên cứu trên 47.000 người Mĩ, nhóm ăn chay có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn nhóm ăn mặn khoảng 20%. Ăn chay và ăn nhiều rau quả còn giảm nguy cơ tai biến mạch máu não đến 22%. 
Ngoài ra, ăn chay còn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ruột, và phổi so với chế độ ăn mặn.

Một nghiên cứu khác trên 26.000 người Mĩ cho thấy người ăn chay có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường thấp hơn người ăn mặn khoảng 25%. Vì chế độ ăn chay có chỉ số glycemic thấp, nên ăn chay còn được xem là một liệu pháp điều trị bệnh đái tháo đường. Trong một nghiên cứu lâm sàng trên 652 bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ cho bệnh nhân ăn uống có rất thấp hàm lượng chất béo (dưới 10% năng lượng, tức như ăn chay), và họ ghi nhận rằng ở những bệnh nhân được điều trị bằng insulin, 40% không cần đến insulin nữa; trong số bệnh nhân điều trị do chỉ số glycemic thấp, 71% không cần tiếp tục điều trị. Trong cùng thời gian, nồng độ đường trong máu giảm 24%, cholesterol giảm 30%. Ảnh hưởng của chế độ ăn chay đến các chỉ số lâm sàng liên quan đến bệnh đái tháo đường tương đương với ảnh hưởng của các thuốc thông dụng trên thị trường. Vì ăn chay chẳng tốn kém gì nhiều, nên hiệu quả kinh tế của ăn chay có phần cao hơn so với một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường.
Trong một nghiên cứu quan trọng về ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp, các nhà nghiên cứu Na Uy chia bệnh nhân thành 2 nhóm: nhóm ăn chay và nhóm ăn mặn. Sau 12 tháng theo dõi, bệnh trạng nhóm ăn chay giảm rõ rệt, trong khi nhóm ăn mặn không có thay đổi đáng kể. Dù cơ chế ảnh hưởng của ăn chay đến bệnh viêm thấp khớp chưa được hiểu rõ, nhưng có thể lí giải rằng vì chế độ ăn chay hạn chế năng lượng, đạm và một số chất khoáng có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, và ức chế hệ thống miễn dịch là một phương án điều trị các bệnh tự miễn, nên ăn chay có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân viêm thấp khớp.
Nói tóm lại, bằng chứng khoa học cho thấy ăn chay có lợi cho sức khỏe. Thật ra, người ăn chay tính trung bình có tuổi thọ cao hơn người ăn mặn. Các nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng ăn chay còn có thể là một phương án thực tế để điều trị bệnh đái tháo đường và viêm khớp xương.
Trong vài năm gần đây, tỉ lệ béo phì trong dân số nước ta càng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu dịch tễ học, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cứ 3 người tuổi trên 40 thì có 1 người béo phì. Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Mĩ và các nước Âu châu! Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tim mạch. Một xu hướng và cũng là một nghịch lí đáng quan tâm là ở các nước Âu Mĩ, bệnh đái tháo đường thấy ở những người lao động có thu nhập thấp, thì ở nước ta bệnh này tập trung ở những người giàu có hay với thu nhập cao. Xu hướng “Tây hóa” (như ăn uống với nhiều chất đạm động vật) có thể là một yếu tố đóng góp vào tình trạng đáng ngại này. Đã đến lúc chúng ta quay về với chế độ ăn uống truyền thống (với gạo, rau quả) hơn là nhiều chất đạm động vật.

Măng Tây chữa bệnh ung thư




MĂNG TÂY CHỮA BỆNH UNG THƯ

Măng Tây -  Ai mà ngờ ???
 Mẹ tôi đã dùng nước sinh tố măng tây, sáng 4 muỗng súp và tối cũng 4 muỗng từ hơn 1 tháng nay. Bà đang phải uống thuốc hóa trị cho bệnh ung thư màng phổi giai đoan 3 về và số lượng tế bào ung thư của bà từ 386 đã xuống 125 trong tuần vừa qua. Vị bác sĩ chuyên gia có nói là bà không cần phải đến gặp ông ta trong 3 tháng tới đây. 

BÀI BÁO :



Nhiều năm trước đây, tôi có gặp một người đang đi tìm măng tây cho người bạn bị bệnh ung thư. Anh ta đưa tôi một bản sao bài báo tựa đề “Măng tây cho bệnh ung thư”, được đăng trên tờ Cancer News Journal, tháng 12 năm 1979. Tôi chia sẻ cùng các bạn ngay bây giờ như anh ta đã làm với tôi : tôi là  một nhà hóa sinh và chuyên về liên quan giữa chế độ ăn kiêng và sức khỏe trên 50 năm rồi. Nhiều năm trước, tôi có biết về sự khám phá của ông Richard R. Vensal, D.D.S, rằng măng tây có thể chữa khỏi bệnh ung thư. Từ đó đến giờ, tôi đã hợp tác với ông ta cho dự án của ông ta. Chúng tôi đã thu thập được rất nhiều trường hợp rất triển vọng.
Sau đây là vài thí dụ :

Trường hợp thứ 1 : Một người đàn ông gần như là không còn hy vọng gì với bệnh Hodgkin (một loại bệnh ung thư về mạch bạch huyết) đã hoàn toàn mất hết năng lực. Một năm sau khi chữa trị bằng liệu pháp măng tây, các bác sĩ của ông ta không thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh ung thư và anh ta trở lại làm việc thật hăng hái.
Trường hợp thứ 2 : Một thương gia thành đạt ở tuổi 68 đã bi bệnh ung thư bàng quang từ 16 năm rồi. Sau nhiều năm điều trị, kể cả xạ trị không kết quả, ông ta chuyển qua măng tây. Sau 3 tháng, các xét nghiệm cho thấy khối u trong bàng quang đã biến mất và thận của ông ta hoạt động bình thường
Trường hợp thứ 3 : Một người đàn ông bị ung thư phổi. Vào ngày 5 tháng 3 năm 1971, ông ta được đưa lên bàn mổ nhưng vì căn bệnh đã phát triển quá nhiều nên không thể tiến hành cuộc giải phẫu được. Các bác sĩ tuyên bố trường hợp của ông ta không còn hy vọng gì. Vào ngày 5 tháng 4, ông ta nghe nói đến liệu pháp măng tây và bắt đầu uống ngay tức thì. Đến tháng 8, các phim X quang cho thấy các dấu hiệu của bệnh ung thư đã biến mất và ông ta trở lại công việc kinh doanh của mình.
Trường hợp thứ 4 : Một phu nữ bị bệnh ung thư da từ nhiều năm. Sau đó bệnh này đã chuyển sang nhiều hình thức ung thư khác nhau mà vị bác sĩ chuyên gia cho là đã phát triển nhiều rồi. Sau 3 tháng dùng măng tây, vị bác sĩ chuyện gia cho biết da bà ta trông rất tốt và không còn các vết tổn thương nữa. Bà này còn cho biết liệu pháp măng tây còn chữa căn bệnh thận của bà, mắc phải từ năm 1949. Bà ta đã làm 10 cuộc giải phẩu lấy sỏi thận và bà cũng nhận được trợ cấp từ chính phủ về tình trạng thận không thể giải phẩu ở giai đoạn cuối. Bà quy cho liệu pháp măng tây đã chữa khỏi bệnh thận của bà.
Tôi không ngạc nhiên lắm vế các kết quả, vì theo “Các yêu tố về materia medica” được xuất bản vào năm 1854 do một ông Giáo sư của Trường Đại họcPennsylvania, nói rõ là măng tây là một phương thuốc dân gian để làm tan các sỏi thận. Hãy chú ý đến ngày tháng!

Chúng tôi còn có nhiều trường hợp khác nữa nhưng ngành y tế đã can thiệp vào việc chúng tôi thu thập các hồ sơ. Vì thế chúng tôi mới kêu gọi các độc giả hãy phổ biến các thông tin rất hữu ích này để giúp đỡ chúng tôi thu thập thật nhiều chứng cứ về các thành tích bệnh sử để áp đảo các người hoài nghi của ngành y tế cho một thứ liệp pháp rất không thể tin được, đơn giản và tự nhiên này.
Về cách chữa trị, măng tây phải được nấu chín trước khi dùng vì thế măng tây đóng hộp vừa tươi và  tiện lợi. Tôi có liên hệ với 2 công ty đóng hộp măng tây, Giant và Stokely, và tôi rất hài lòng vì 2 nhãn hiệu này không có sử dụng thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản.
Bỏ các cọng măng tây vào máy xay sinh tố và đánh cho nhừ, sau đó cất vào trong tủ lạnh. Cho người bệnh uống 4 muỗng canh, 2 lần trong ngày, sáng và chiều tối. Thường thì sau 2 - 4 tuần người bệnh sẽ thấy sức khỏe được cải thiện. Người bệnh cũng có thể pha loãng trong nước nóng hoặc nước lạnh để uống. Liều lượng này được ấn định căn cứ trên các thí nghiệm thực tế nhưng dung lượng nhiều hơn cũng không có hại gì hết mà đội khi rất cần thiết trong vài trường hợp. Với tư cách là một nhà hóa sinh, tôi tin chắc rằng câu châm ngôn cổ xưa rằng “Cái gì điều trị được thì có thể phòng ngừa được”. Căn cứ theo lý thuyết này mà vợ chồng chúng tôi thường dùng purée măng tây như là thức uống trong các bữa cơm. Chúng tôi dùng 2 muỗng canh được pha trong nước để hợp khẩu vị của chúng tôi cho các bữa ăn sáng và tối. Tôi thì thích uống nóng trong khi vợ tôi thì thích lạnh. Từ nhiều năm rồi chúng tôi thường cho xét nghiệm máu trong các lần kiểm tra sức khỏe.
Trong lần kiểm tra máu sau cùng do một ông bác sĩ chuyên về dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe, cho thấy có nhiều cải thiện đáng kể trong các thành phần trong máu khác với lần trước đó và chúng tôi có thể khẳng định rằng các cải thiện đó không do cái gì khác hơn là măng tây. Với tư cách là một nhà hóa sinh, tôi có làm một nghiên cứu sâu rộng về các nét đặc trưng của các bệnh ung thư và các phương pháp chữa trị được đề nghị. Và với kết luận cuối cùng, tôi tin chắc rằng măng tây phú hợp nhất cho các lý thuyết về ung thư.

Măng tây có chứa một số lượng lớn protein gọi là histones mà tôi tin là rất tích cực trong kiểm soát sự phát triển của tế bào. Vì lý do đó, tôi tin là ta có thể nói măng tây có chứa một chất mà tôi tạm gọi là chất bình thường hóa cho sự phát triển tế bào. Tầm quan trọng của tác động trên bệnh ung thư cũng không khác như là nhiệm vụ của một loại thuốc bổ cho cơ thể. Không để ý đế lý thuyết, trong hoàn cảnh này, măng tây được dùng theo đề nghị của chúng tôi, là một chất vô hại. Cơ quan FDA (Cơ quan kiểm tra thực phẩm và dược phẩm của Hoa Kỳ) không có lý do gì ngăn cản bạn dùng một thứ mà chỉ có đem lại điều tốt mà thôi. Viện Nghiên Cứu Ung Thư Hoa Kỳ đã báo cáo là trong măng tây có chứa chất glutathione, được xem như là chất chống sinh ung thư và  chống oxy rất hiệu nghiệm. 

Xin các bạn hãy phổ biến thông tin này. Một việc làm không nghĩ đến lợi ích của bản thân là hãy phổ biến thông tin để nhận lại lòng tốt của người khác, dù cho đó là một người không xứng đáng chút nào. 
(VLP dịch)

Một cách trị ho hiệu quả



Dưới đây là cách trị khỏi ho rất giản dị, không tốn kém, mà hiệu quả thật là thần diệu: Một số Bác sĩ và Khoa học Gia ở bên Quebec, Canada tình cờ khám phá ra rằng khi bạn bị "ho hành hạ" bất kể là ho phát xuất từ cảm lạnh, cúm, sốt, dị ứng hay ho đã lâu mà không khỏi!...."  

Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt." Chẳng cần phải đi Bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn day dưa lâu khỏi!

Các Bác Sĩ Canada lấy làm ngạc nhiên và đang còn trong vòng nghiên cứu tại sao một sự việc rất đơn giản như thế mà hiệu quả trị được ho một cách bất ngờ ngoài sức tưởng, dứt tuyệt và không còn ho nữa? Cá nhân tôi ngay lúc ấy cũng đang bị ho khem thế là tôi thử áp dụng ngay vì đâu thấy gì là hại đâu.

Mà kỳ lạ thay quý vị ơi! Chỉ trong 2 ngày thôi, mỗi tối tha Bengay (Gel nóng) vào ngay gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.

Tuy khỏi ho nhưng tôi cũng ngờ ngợ hay là có một trùng hợp ngẫu nhiên nào? tôi liền áp dụng cách này ngay cho vợ tôi cũng đang bị ho cả gần một tháng trời mà không khỏi. Quả nhiên chỉ sau một ngày thôi, sáng hôm sau cơn ho của bà ấy đỡ hẳn. Vợ tôi thực hành cách trên thêm 2 hôm nữa bệnh ho dứt tuyệt. Thích quá đúng là duyên lành mới biết được cách trị ho tuyệt hảo mà các Khoa học Gia Gia Nã Ðại đã tìm ra, tôi liền phone cho tất cả các người thân, các bạn bè quen biết hoặc bất cứ ai thân hay sơ gặp gỡ trên đường đời... tôi liền chỉ cho mọi người cách trị ho giản dị và độc đáo này. Tôi có ghé vào một chỗ châm cứu và tò mò hỏi cái quan trọng hay huyệt đạo nào có ở dưới gan bàn chân? Và tôi được họ cho biết rằng ngay dưới Gan bàn chân có một Ðại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền .

Xin quý vị hãy phỗ biến rộng rãi cách trị ho thần diệu này đến với mọi người để cúng dường thế gian và gây nhân lành cho quý vị. 


                                                                          
 (Source : Ánh Dương Online)

Tác hại của việc hút thuốc lá


TÁC HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC LÁ

Hút thuốc và các bệnh hô hấp

Hút thuốc là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa. Ở phần này chúng tôi sẽ điểm qua về ảnh hưởng của thuốc lá như thế nào đến chức năng phổi và sau đó sẽ tập trung chi tiết hơn vào những bệnh phổi hay gặp do hút thuốc.
1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể.
Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.
Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
Ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.
Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên. ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
 2 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Theo WHO, trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 80%-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá.
Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
3. Bệnh Hen
Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở.
Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
4. Nhiễm trùng đường hô hấp
Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,...).
Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.

Hút thuốc và bệnh tim mạch



Từ năm 1940, người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ bị bệnh tim mạch. Dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không chỉ thấy ở cả 2 giới, trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc. Không có bằng chứng chứng minh rằng hút thuốc lá đầu lọc hay các loại khác nhau của thuốc lá làm giảm được yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch.
Các nghiên cứu về sinh lý bệnh đã xác định được cơ chế chung mà qua đó khói thuốc có thể gây nên bệnh tim mạch. Nhũng người hút thuốc có tăng nồng độ các sản phẩm oxy hoá bao gồm cả cholesterol LDL oxy hoá, và làm giảm nồng độ của cholesterol  HDL, một yếu tố bảo vệ tim. Những yếu tố này cùng với các ảnh hưởng trực tiếp của CO2 và nicotine gây tổn thương nội mạch. Có thể thông qua những cơ chế này mà ở những người hút thuốc có tăng phản ứng của mạch máu. Sự giảm cung lượng của dòng máu mang oxi làm nguy cơ thiếu máu cơ tim tăng lên và tăng cả nguy cơ bị co thắt mạch vành. Hút thuốc cũng liên quan đến tăng nồng độ fibrinogen và tăng kết dính tiểu cầu.
1. Hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp
Khi hít khói thuốc vào sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. Hút thuốc kích thích hệ thống thần kinh tự động của tim. Trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. Nhịp tim có thể giảm xuống từ từ nếu tiếp tục hút thuốc, nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu chưa ngừng hút.
Một tác động quan trọng khác là gây tăng huyết áp cấp tính. Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng huyết áp trở về bình thường giữa các lần hút thuốc nhưng nếu hút nhiều lần trong ngày dẫn đến tăng huyết áp trung bình. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp dao động. Trong khi tăng huyết áp có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp dao động thậm chí còn nguy hiểm đến tim hơn.
Hút thuốc còn làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc làm mất tác dụng của thuốc điều trị tăng huyết áp. Một cơ chế mà hút thuốc làm mất tác dụng của thuốc là do nó kích thích gan sản xuất ra enzym vào trong máu làm hạn chế tác dụng của thuốc.
2. Bệnh mạch vành:
Hút thuốc chủ động đã được biết chắc chắn là một yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay hút thuốc thụ động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20-30%. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2-4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành là do xơ vữa động mạch. Lớp nội mạch có thể bị phá huỷ do một số tác nhân sau: cao huyết áp, hoá chất độc (như các chất tìm thấy trong khói thuốc) và mỡ máu cao. Những hoá chất như hydrocarbon thơm đa vòng là chất gây ung thư có trong thuốc lá cũng có tác dụng gây hình thành mảng xơ vữa.
Hút thuốc là nguy cơ cao gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và tăng cholesterol máu. Khi phối hợp với các yếu tố nguy cơ này, hút thuốc tạo ra những ảnh hưởng rất lớn, lớn hơn nhiều so với cộng 2 yếu tố nguy cơ riêng rẽ lại.
         *  Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Những người hút thuốc hay bị cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn ở những người không hút thuốc. Ở những người hút thuốc thì tuổi bắt đầu bị nhồi máu cơ tim sớm hơn, nguy cơ tái phát cơn nhồi máu trong một năm gấp 2 lần so với người không hút thuốc.
Khi so sánh với những người không bao giờ hút thuốc thì những người hút thuốc có nguy cơ bị co thắt mạch vành cao gấp 20 lần, thời gian bị cơn co thắt mạch vành kéo dài hơn và ở những mức gắng sức thấp hơn so với người không hút thuốc. Co thắt mạch vành có thể xảy ra sau khi chỉ hút một điếu thuốc.
          *  Rối loạn nhịp tim và đột tử
Khói thuốc làm tăng tiết catecholamine, một hoạt chất tự nhiên trong cơ thể như adrenaline, có thể gây ra loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng là ngoại tâm thu thất và rung thất gây đột tử.
3. Phình động mạch chủ
Bất kỳ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch chủ, nhưng những người hút thuốc có nguy cơ cao các mảng xơ vữa đó lớn lên. Nhữnh mảng xơ vữa đó làm cho thành động mạch bị yếu đi và tạo thành chỗ phình, hoặc túi phình ở thành mạch. Những chỗ thành mạch yếu này có thể vỡ. ở những người hút thuốc thì tỉ lệ bị phình động mạch chủ nhiều gấp 8 lần và và tỉ lệ chết do vỡ phình mạch cao hơn rất nhiều so với người không hút thuốc
4. Bệnh cơ tim
Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh cơ tim cao hơn so với người không hút thuốc. Khói thuốc gây bệnh bằng cách phá huỷ các động mạch nhỏ, hoặc có lẽ CO trong khói thuốc làm tổn thương trực tiếp cơ tim. Có thể hút thuốc còn làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm virus dẫn đến bệnh viêm cơ tim.
5. Bệnh mạch máu ngoại vi
Những người đang hút thuốc có nguy cơ bị bệnh mạch máu ngoại vi cao gấp 16 lần so với người chưa hút bao giờ. ở những người đã cai thuốc thì nguy cơ này cao gấp 7 lần so nhóm chưa hút bao giờ. Khoảng 76% bệnh nhân bị mạch máu ngoại vi là do hút thuốc. Bệnh máu ngoại vi thường gây đau, hạn chế vận động và có thể đe doạ tính mạng. Những bệnh nhân tiếp tục hút thuốc khi đang điều trị bệnh này thì hiệu quả điều trị rất kém.        
ST

Thực phẩm chữa bệnh gan nhiễm mỡ


Thực phẩm chữa bệnh gan nhiễm mỡ
Những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Thực phẩm chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm
Ngô: Đây là thứ ngũ cốc thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo kết quả nghiên cứu  của y học hiện đại, ngô chứa nhiều axít béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.
                            




Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô có vị ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipit máu, thiểu năng mạch vành.
Ngô là món ăn rất phổ biến ở nước ta, nhất là tại những vùng miền núi. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.
Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải khát. Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.
Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.
Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ chelesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch.


                                                                    
Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên chú trọng bổ sung rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt làm mát gan, cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi tiểu.
Bên cạnh đó còn có các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương... chứa nhiều axít béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; các loại thịt, cá ít mỡ và các thức ăn chế biến từ đậu xanh, đậu đen...
Nấm hương: Được xem là loại thực phẩm  lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có chứa những chất làm giảm chelesterol trong máu và tế bào gan.


                                                              

Trong nấm hương có chứa những chất làm giảm chelesterol trong máu và tế bào gan.
Thường dùng dưới dạng thực phẩm  để chế biến các món ăn.
Về nước uống
Nên dùng một trong những loại trà sau:
- Trà khô 3g, trạch tả 15g hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo.
- Trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g, mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày... có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu.
- Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm uống có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo.
- Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống hàng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì.
- Trà tươi 30g, sinh sơn tra 10-15g. Hãm nước sôi uống hàng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo.
Theo Lương y  Vũ Quốc Trung

Uống nước trước khi đi ngủ



Uống nước trước khi đi ngủ
Mẹo nhỏ tác dụng lớn!

Kết quả một số  công trình nghiên cứu cho thấy, nếu trước khi đi ngủ uống một cốc nước, có thể giúp phòng  ngừa một phần nào chứng tai biến mạch máu não. Trong thực tế, chứng tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây  là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não. 
Uống nước trước khi ngủ có thể giúp phòng ngừa một phần nào chứng tai biến mạch máu não. 
Trong một ngày máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định, buổi sáng từ 4 - 8 giờ là  lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng  ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất rồi dần dần đặc lại, và đến buổi  sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao.
Chính vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200ml nước (khoảng 1 cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc, mà còn loãng ra.
Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối  trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.   
Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, nhưng ít nhiều có thể khẳng định, tạo cho mình thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.




Ngâm chân và rửa  mặt bằng nước nóng:
Mỗi buổi tối nên ngâm chân và rửa mặt bằng nước nóng, tốt  nhất là vào khoảng 50oC. Thỉnh thoảng nên cho thêm một ít giấm hoặc ít muối vào chậu nước ngâm chân. Muối có tác dụng khử trùng, còn giấm có thể tẩy vết tàn nhang trên mặt và dưỡng da.  
Ngâm khăn mặt vào  nước nóng, rồi vắt khô thật nhanh và đắp lên mặt, dùng mũi hít hơi nóng từ khăn tỏa ra. Khi  khăn mặt nguội lại tiếp tục ngâm vào nước nóng, cứ như vậy làm đi làm lại vài lần sẽ có tác dụng chườm mắt, chườm mặt và chườm mũi...  




Mũi hít hơi nóng có tác dụng phòng cảm cúm, chữa viêm mũi và chống chảy máu cam. Chườm mắt có thể góp phần chữa bệnh mắt; chườm mặt có thể giúp  giảm bớt vết tàn nhang, khiến cho da càng thêm mịn màng và tăng sức đàn hồi.  
Sau khi rửa mặt hãy ngâm chân vào nước nóng. Khi ngâm chân hãy lấy tay kỳ mu bàn chân, cũng có thể lấy hai chân cọ sát vào nhau.. Sau 10 phút lấy khăn lau khô chân và lấy tay xoa bóp hai chân. Điều này rất có lợi vì từ khớp xương cổ chân trở xuống có 66 huyệt, tương ứng với các bộ phận trên cơ thể con người. Khi một bộ phận nào đó  không được bình thường, thì những huyệt tương ứng ở bàn chân sẽ có cảm giác và sẽ  xuất hiện những hiện tượng không bình thường.




 Theo Bác Sĩ Anh Tuấn

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Tìm hiểu về Kinh Dịch căn bản





TÌM HIỂU VỀ KINH DỊCH CĂN BẢN
Quý anh chị em vào đường link sau để bước đầu cùng tìm hiểu về Kinh Dịch:





Chánh Tuân.

Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê






KINH DỊCH – NGUYỄN HIẾN LÊ
Quý anh chị em và đường link sau để cùng tìm hiểu về Kinh Dịch do cụ Nguyễn Hiến Lê viết:


Chánh Tuân.

Dịch Lý Cao Đài - Kinh Dịch Cao Đài



DỊCH LÝ CAO ĐÀI

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc quyển Dịch Lý  Cao Đài do Nữ soạn giả Nguyên Thủy biên soạn:




Chánh Tuân.

Truyện Phong Thần



TRUYỆN PHONG THẦN
Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc Phong Thần Diễn Nghĩa - Một câu truyện rất hay nói về sự tranh tài giữa Xiển Giáo và Triệt Giáo:




Chánh Tuân.

Truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa





TRUYỆN TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
(TAM QUỐC CHÍ)

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa:


Chánh Tuân.


Truyện Đông Chu Liệt Quốc





TRUYỆN ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC
Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc truyện Đông Chu Liệt Quốc:



Chánh Tuân.


Truyện Thất Chơn Nhơn Quả



 

TRUYỆN THẤT CHƠN NHƠN QUẢ

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc truyện Thất Chơn Nhơn Quả:


Chánh Tuân.

Truyện Bên Rặng Tuyết Sơn





TRUYỆN BÊN RẶNG TUYẾT SƠN

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng nghe một câu truyện rất hay: Bên Rặng Tuyết Sơn do Nguyên Phong phóng tác (Quý anh chị em cố gắng kiên nhẫn click vào Download từ Phần 01 đến Phần 10, khi nghe xong 10 Phần quý anh chị em sẽ nhận thấy được nhiều điều thú vị từ câu truyện này):


Chánh Tuân.

Truyện Hành Trình Về Phương Đông



TRUYỆN HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc truyện Hành Trình Về Phương Đông của tác giả Dr Baird T.Spalding:

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Tâm không



DẦU HẮC
Upasika Kee Nanayon - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch


Cư sĩ Upasika Kee Nanayon (1901-1978) là một trong những nữ giảng sư nổi tiếng của Thái Lan ở thế kỷ 20 nầy.  Bà cũng là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng. Năm 1945, bà thành lập một trung tâm Thiền nhỏ trong vùng núi ngoại ô Bangkok. Phật tử từ khắp nơi trên đất nước Thái Lan tụ về đó để nghe bà giảng pháp, cho đến khi bà mất năm 1978. Bài giảng này được trích dịch từ quyển An Entangled Knowing: The Teaching of a Thai Buddhist Lay Woman.  Bài này do Tỳ kheo Thanissaro dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh.
Dầu biết tu tập, ta vẫn thường bị sa ngã vì các cảm thọ của mình. Xét dưới nhiều khía cạnh, các cảm thọ chỉ là ảo tưởng. Chúng vô thường, không xác thực.  Thay vì mang đến cho ta sự tự tại, chúng chỉ khiến ta thêm căng thẳng - vậy mà ta vẫn bám víu vào chúng.  Hãy suy gẫm cho thấu đáo về sự bám víu vào thọ ấm này của chúng ta. Đôi khi chúng ta phải trải nghiệm với những khổ đau dường như vượt quá sức chịu đựng của mình. Khi các cảm giác đau đớn, khó chịu dấy khởi, tâm ta sẽ phản ứng ngay vì nó không thích sự đau đớn, khó chịu. Nhưng khi sự đau đớn đó biến thành dể chịu thì tâm chấp nhận, ưa thích điều đó. Vì thế tâm tiếp tục chạy tìm các cảm thọ thoải mái, dễ chịu, dầu như ta đã biết, cảm thọ luôn biến đổi, gây căng thẳng, và không thật sự là của ta. Nhưng tâm không biết được điều đó, nó chỉ biết đến sự dễ chịu của các cảm thọ, và nó đòi hỏi được có thêm. Hãy quán sát thêm xem các cảm thọ đã dấy khởi trong lòng ta bao ham muốn. Vì ta muốn luôn có được các lạc thọ, nên lòng ham muốn luôn lôi cuốn, rót bên tai những lời khuyến khích. Nhưng nếu ta có thể diệt trừ được lòng ham muốn các cảm thọ, thì đó chính là con đường dẫn tới Niết Bàn. 
Đức Phật bảo u minh giống như một cơn lũ lớn, có thể cuốn phăng ta đi. Nhưng Đức Phật đã dạy ta những phương tiện, cách thực hành để vượt qua được cơn lũ đó, đơn giản là đoạn diệt được lòng ham muốn trong mọi hành động.  Ngay chính trong các cảm thọ, ta cũng cần phải thực tập buông bỏ lòng ham muốn.
Hãy thực tập ở ngay trong ta. Khi tâm có được cảm giác yên tĩnh, bình an, đó là một cảm thọ dễ chịu hay sự buông xả.  Hãy cố quan sát xem cảm thọ dễ chịu đó vô thường như thế nào, tại sao nó không phải là ta hay của ta. Khi ta có thể ngưng lại ngay nơi đó, ngay lúc tâm đang thụ hưởng những gì lạc thọ đang mang đến, và phát khởi lòng bám víu. Đó là lý do tại sao tâm ta cần luôn tỉnh thức, quan sát chính nó và những gì xảy ra quanh nó - trong sự chú tâm để nhìn thấy cảm thọ chỉ là trống không.
Việc ta thích hay không thích một cảm thọ là một căn bệnh khó khám phá, vì nỗi say  mê của ta với các cảm thọ quá mạnh mẽ.  Ngay cả khi tâm ta trống vắng hay bình lặng, chúng ta vẫn tràn ngập các cảm giác. Những cảm giác thô lậu - mạnh mẽ, căng thẳng do vô minh gây ra - có thể được nhận biết rõ ràng, nhưng khi tâm bình lặng - sáng suốt, thoải mái, không dao động, vân vân - chúng ta vẫn bám chặt vào các cảm thọ này.  Ta muốn có được những cảm thọ dễ chịu để tận hưởng chúng. Ngay chính khi ở trong trạng thái chú tâm mạnh mẽ hay thiền định, ta cũng bám víu vào cảm thọ.
Lòng ham muốn như có sức hút nam châm để gắn chặt mọi thứ lại với nhau. Sự gắn bó này ta khó nhận biết vì lòng ham muốn luôn thầm thì bên trong ta "Tôi không ham muốn gì hơn là những cảm giác dễ chịu". Nhận ra được điều đó rất quan trọng, vì chính những con vi trùng của ham muốn đã đưa chúng ta đi mãi trong vòng luân hồi sinh tử.
Chúng ta gắn bó với cảm thọ như một con khỉ bị dính dầu hắc. Khi tay này bị dính dầu hắc, khỉ đưa tay kia để gỡ, thì tay đó cũng dính luôn, rồi đến chân đến miệng nó cũng bị dính.  Hãy suy gẫm về những điều sau đây: bất cứ chúng ta làm gì, cuối cùng ta cũng bị dính vào với cảm thọ và lòng ham muốn,Ta không thể tháo gỡ chúng ra, không thể tẩy gột. Nếu ta không cẩn thận với lòng ham muốn, ta cũng giống như con khỉ bị dính dầu hắc. Càng lúc càng bị dính chặt thêm. Vì thế nếu ta quyết tâm đi theo bước chân của các vị giác ngộ, các bậc A –la-hán, ta phải chú tâm chánh niệm vào các cảm thọ cho đến lúc ta hoàn toàn thoát khỏi sự bủa vây của chúng.  Ngay với các khổ thọ, ta cũng phải huân tập - vì nếu ta sợ các khổ thọ, luôn muốn biến nó thành lạc thọ, thì ta càng trở nên vô minh hơn trước nữa. 
Đó là lý do tại sao ta phải can đảm trong việc đối mặt với các khổ thọ nơi thân tâm. Khi khổ thọ dấy khởi ngùn ngụt như một căn nhà đầy lửa, ta có thể buông nó không? Ta phải nhìn cả hai mặt của nó như thế nào? Và khi nó êm ái, dễ chịu, ta phải nhìn xuyên suốt nó như là cả hai (lạc và khổ) làm sao? Ta phải cố gắng chú tâm vào cả hai mặt đó, quán cho đến khi nào ta biết phải làm thế nào để buông bỏ chúng. Nếu không ta chẳng biết gì cả, vì lúc nào ta cũng chỉ muốn cái phần dễ  chịu, êm ái của lạc thọ.
 
Niết Bàn là sự đoạn diệt của lòng ham muốn.  Như thế nếu ta cứ muốn bám vào ham muốn mãi, thì làm sao ta có thể đi được đến đâu? Ta sẽ ở đây trong thế giới này, trong khổ đau, bức rức, vì lòng ham muốn giống như một loại dầu hắc dính chặt. Nếu không có lòng ham muốn, thì không có thứ gì khác: không có căng thẳng, khổ đau, không tái sinh. Trái lại, thì nó là mủ cây, là dầu hắc, là màu nhuộm khó có thể tẩy giặt.
 Để mở cánh cửa nhìn được vào nội tâm ta không phải dễ, nhưng cũng có thể làm được, nếu ta biết cách huấn luyện mình. Nếu ta có chánh niệm để tự soi xét mình, tự biết mình thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, dầu lòng ham muốn có ngụy trang như thế nào, ta cũng sẽ nhận ra nó, biết nó để đoạn diệt, buông bỏ nó.
Ở giai đoạn bắt đầu ta chỉ cần quan sát sự vật, chỉ cần tỉnh thức. Nếu nôn nóng, ta sẽ làm hỏng hết mọi việc, khiến ta không còn có thể nhìn sự vật một cách rõ ràng. Ta chỉ dừng lại ở chỗ nhận biết và không thể đi xa hơn nữa. Vì lý do đó, ta phải luyện tâm, chú tâm đến độ ta có thể nhận biết sự việc một cách rõ ràng, coi như chúng là các đối tượng mà ta luôn phải quan sát. 
Diệu Liên Lý Thu Linh

Thánh Ngôn Thánh Giáo Cao Đài Tâm Đắc Nhất




Con có Thánh Tâm sẽ có Thầy,
Thầy là cha cả của Đông Tây;
Đông Tây dù biết hay không biết,
Thì Đức Háo Sanh cũng thế này!
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TGST

Lòng con tin Đấng Cao Đài,
Đạo Đời Trời sẽ an bài cho con.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TGST

Cần lo học Ðạo chí đừng lơi,
Phú quí sương tan lố bóng Trời.
Lợi lộc xôn xao rồi một kiếp,
Nghĩa nhơn tích trữ để muôn đời.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Đường đời danh lợi dừng chân,
Còn mê luyến phải tấm thân đọa đày.
Có không như lật bàn tay,
Khổ vui, vui khổ mấy ai tỉnh hồn.
Ngọc Hoàng Thượng Đế – TTTH 4

Các con không thương được kẻ ghét mình 
thì khó mong gần Thầy.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TGST

Nghiệp lành dữ rốt rồi là nghiệp,
Sắt hay vàng đều xích xiềng thân;
Chi bằng tâm chí lâng lâng,
Nhổ mầm tình thức đoạn nhân tục phàm.
Diêu Trì Kim Mẫu – TGST

Tham chi sự thế lắm đua tranh,
Cái miếng đỉnh chung xúm giựt giành;
Bỏ hết trong cơn mê một giấc,
Trăm năm ngắn ngủi nhớ làm lành.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Chim khôn biết kiếm đậu cây lành,
Người thiện phải ngừa đức háo sanh;
Tôn trọng người như Trời với Phật,
Thương yêu cả hết chúng sanh thành.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Xét muôn việc có tay Thượng Đế,
Nằm bên trong mưu kế con người;
Bên trong tất cả sự đời,
Ý người  tính có ý Trời kèm theo.
Đức Trần Hưng Đạo – TTTH 4

Bạc nhơn ngã thị phi chứng Thánh,
Đắm lợi danh mê cảnh đọa phàm;
Lòng còn ưa, thích, muốn, ham,
Khó bề nên Đạo, khó làm nên thân.
Đức Trần Hưng Đạo – TTTH 4

Tâm đã động, tình đời đã động,
Tâm định rồi, tình trống không không;
Không chấp ngã, không dị đồng,
Bắc, Nam, hiệp một, Tây, Đông chung đường.
Đức Trần Hưng Đạo – TTTH 4

Đã biết là bể dâu thay đổi,
Đã biết rằng mây nổi rồi tan;
Hơi mô nói chuyện dinh hoàn,
Lo đường đạo đức thanh nhàn dài lâu.
Hải Triều Thánh Nhơn – TTTH 4

Đừng lẩn quẩn trong vòng danh lợi,
Mà phải cam sớm tối khổ sầu;
Đời tàn chẳng được bao lâu,
Có tu mới tránh khỏi bầu tang thương.
Đông Phương Lão Tổ – TTTH 4

Vào tu sớm sớm cho rồi!
Đừng đi vơ vẩn, đừng ngồi ngẩn ngơ!
Có gì mộng ảo mà mơ?
Có chi giả tạm mà chờ uổng công?
Quan Thánh Đế Quân – TTTH 2

  Lo tu thân nhờ Trời che chở,
Lo tu tâm có thuở thanh nhàn;
Đời người mai khóc chiều than,
Phù sinh mộng ảo tro tàn chớ chi.
Đào Hoa Thánh Mẫu – TTTH 3

Ta thương nhau thì THẦY yêu quí,
Ta ghét nhau làm lụy Đạo nhà;
Ta còn lắm tiếng lại qua,
Cũng như xẻ thịt phanh da của THẦY!
             Chơn Giác Nương Nương – TTTH 3
  
Ai còn có tính tự cao,
Cửa Tiên thanh tịnh, làm sao được về.
Ai còn có tính khen chê,
Thị phi danh lợi, khó bề tu đơn.
Đức Bửu Nương – TTTH 4

Người tu hành tâm không vọng động,
Dầu cảnh đời gió lộng sóng xao,
Tâm như gương sáng làu làu,
Không vương phiền não, thoát rào quả nhân
Diêu Trì Kim Mẫu – TGST

Giựt giành rốt cuộc cũng tay không,
Nhân quả đeo mang tội chất đồng;
Ví biết phép công cơ thưởng phạt,
Ðường tu sớm bước chí thong dong.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Làm lành cho trọn Phật Trời thương,
Hai chữ hơn thua chớ liệu lường;
Mừng thiệt là khi nương cảnh tịnh,
Khen chê giận ghét lẽ đời thường.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

  Ðừng lòng kiêu hãnh cậy mình tài,
Nên nhớ chữ tài cận chữ tai;
Tài ít đức nhiều còn hữu dụng,
Tài suông thiếu đức họa nay mai.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Chữ hiếu phải lo vẹn phận người,
Sanh thành đạo trọng há đâu chơi;
Buông trôi ví chẳng tròn nhơn đạo,
Còn có mong chi đến Ðạo Trời.
Ngọc Hoàng Thượng Đế - TNHT

Mãi thù oán, trả vay không dứt,
Cảnh được thua như đợt sóng lùa;
Bại làm giặc, thắng làm vua,
Nghĩa nhân quý trọng, hơn thua lẽ thường.
Đức Trần Hưng Đạo – TTTH 4

Thời chưa tới bôn ba thêm hại,
Thời đã qua kéo lại ích chi;
Gặp thời mau khá thi vi,
Trời che đất chở việc chi cũng thành.
Bảo Pháp Chơn Quân Thanh Long – TTTH 4
  
Vui sướng chi cuộc cờ thắng bại,
Lợi bên này mà hại bên kia;
Khổ vì mâu thuẫn rẽ chia,
Ghét ganh ích kỷ, đoạn lìa tình thương.
Quảng Đức Chơn Tiên – TTTH 4