HÀNH TRANG QUÝ
Lời Tựa
Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. Hòa Thượng Thánh Nghiêm là một trong các vị cao tăng Phật giáo tại Đài Loan hiện nay, đã đúc kết những kinh nghiệm tu chứng của mình để viết lên tập sách với tựa đề là “Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?” Chúng tôi có cơ duyên nhận được quyển sách này và nhận thấy nó giá trị rất cao, nên mạo muội đem chút tài hèn để phiên dịch sang tiếng Việt, với mong muốn qua tập sách nhỏ này, mọi người sẽ nhận rõ hơn về những hành nghiệp của mình và qua đó thực tập để có cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, lợi ích cho mọi người. Vì ngôn từ cạn cợt, sức học kém cỏi, nên không tránh khỏi sai ý khi chuyển ngữ, kính mong các vị hỷ xả cho. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị Phật tử hảo tâm đã nhiệt tình đóng góp tài chánh, giúp chúng tôi thực hiện thành công tập sách này. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi gia hộ cho tất cả các vị cùng tất cả Pháp giới chúng sanh đều được bình an hạnh phúc trong ánh từ quang của chư Phật.
Tịnh Xá Phổ Giác ngày 15 tháng 07 năm 2007.
Tỳ Kheo Minh Kiết cẩn đề.
Tiểu Sử Pháp Sư Thánh Nghiêm
Pháp sư sanh năm 1930 tại huyện Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ngài xuất gia năm 13 tuổi, đã từng nhập thất 6 năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan. Sau đó ngài đi du học ở Nhật Bản và lấy bằng tiến sĩ văn học tại trường đại học Lập Chính năm 1975.
Ngài là một thiền sư, một lãnh tụ tôn giáo và tinh thần, nhà giáo dục, học giả, nhà văn nổi tiếng quốc tế. Ngài đặc biệt chú trọng việc đề xướng giới hạnh, thiền tu thực tiển, tri kiến rõ ràng. Ngài còn đem nghĩa lý Phật học tinh thâm kết hợp với phương pháp dưỡng sinh đơn giản dễ hiểu để chỉ dẫn hoạt động tu thiền.
Mục tiêu mà pháp sư muốn tuyên truyền đó là đề cao phẩm chất của con người, xây dựng cõi tịnh độ nhân gian; chủ trương dùng giáo dục để thực hiện vấn đề cần quan tâm và dùng sự quan tâm này để đạt được mục đích giáo dục.
Ngài sáng lập ra trường đại học xã hội nhân văn, với hệ thống từ thiện, văn hóa giáo dục, các khóa tu thiền trong và ngoài nước núi Pháp cổ, đại học Tăng-già, đạo tràng Tăng Đoàn, 7 hội từ thiện, bốn tờ tập san định kỳ bằng hai thứ tiếng Hoa, Anh.
Gần một trăm tác phẩm của ngài được xuất bản bằng ba thứ tiếng Hoa, Nhật, Anh tại các châu Á, châu Âu và Châu Mỹ.
LẤY OÁN BÁO ÂN
Khi bạn làm việc thiện mà người ta có ý đền đáp, thì bạn nên nghĩ như vầy: “Người này được ta giúp đỡ, nên trong lòng cảm ân muốn báo đáp, thật là một người có thiện căn, là một người biết ân và đền ân”.
Còn nếu gặp phải người không biết báo ân thì bạn nên nghĩ: “Hiện tại có thể là họ không có điều kiện để báo đáp mình, có lẽ sau này họ hiểu ra và sẽ ban ân cho nhiều người hơn”. Mục đích gieo trồng của con người không phải là để cho mình mà là sau khi thu hoạch, cung cấp cho người khác. Người làm được như vậy mới có được niềm vui.
Nếu ta gặp phải kẻ lấy oán báo ân thì phải làm như thế nào để có được tâm hoan hỷ?
Gặp phải tình cảnh như vậy bạn nên nghĩ rằng: “Người nhận sự giúp đỡ của ta mà lại đi hại ta. Hành động này là giúp ta thành tựu hạnh nhẫn nhục, tâm tinh tấn, tâm bất động, tâm từ bi. Cho nên họ chính là sự hoá hiện của một bậc đại Bồ Tát. Vậy thì tại sao ta lại không hoan hỷ?”
Nếu bạn nghĩ được như vậy thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sanh tâm hoan hỷ mà không có sự hối hận.
“Dù bạn đã làm hàng trăm việc có lợi cho người mà không hề được người đền đáp chút nào, bạn vẫn phải kiên trì làm tiếp. Đó chính là “ kiên trì không ngừng nghỉ”.
Gặp phải tình cảnh như vậy bạn nên nghĩ rằng: “Người nhận sự giúp đỡ của ta mà lại đi hại ta. Hành động này là giúp ta thành tựu hạnh nhẫn nhục, tâm tinh tấn, tâm bất động, tâm từ bi. Cho nên họ chính là sự hoá hiện của một bậc đại Bồ Tát. Vậy thì tại sao ta lại không hoan hỷ?”
Nếu bạn nghĩ được như vậy thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sanh tâm hoan hỷ mà không có sự hối hận.
“Dù bạn đã làm hàng trăm việc có lợi cho người mà không hề được người đền đáp chút nào, bạn vẫn phải kiên trì làm tiếp. Đó chính là “ kiên trì không ngừng nghỉ”.
VIỆC QUÁ KHỨ, HÃY ĐỂ CHO NÓ QUA ĐI!
Tôi đã từng gặp một bà nọ. Bà ấy luôn than vãn với tôi rằng, con bà bị người ta hảm hại phải chịu tàn phế suốt đời.
Có lẽ bà ta cho rằng, sau khi than vãn với tôi như vậy, bà sẽ được đền bù một chút tinh thần?
Nhưng tôi không có an ủi bà ta mà ngược lại tôi còn nói: “Chuyện quá khứ hãy để cho nó qua đi, trách móc mãi cũng không có ích lợi gì. Việc duy nhất bà cần phải làm bây giờ đó chính là tìm cách cứu chữa con bà.”
Thật ra, tất cả những việc không như ý đều phát sinh từ nhân quả. Có lẽ đời này, bạn chưa làm một việc gì ác, nhưng ai dám chắc rằng đời trước, rồi đời trước nữa, bạn đã không làm việc ác?
Nếu chúng ta khẳng định được quy luật nhân quả thì đối với những việc không như ý mà chúng ta gặp phải, không phải ta chỉ không oán hận mà còn phải tích cực nổ lực để cải thiện vận mệnh sau này.
“Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước, nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”
“Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước, nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”
ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU
Nếu có một số người hiểu sai về bạn quá nhiều, thậm chí còn nói với bạn những lời bực tức như vầy: “Người bạn nào ta cũng cần, nhưng ta không cần người bạn như ngươi, dù ta phải xuống diêm vương, ta cũng không nhận ngươi là bạn; Ngay cả thế giới cực lạc, nếu có mặt ngươi ở đó thì ta cũng không muốn đến”.
Gặp phải hạng người này, bạn không cần phải để ý quá. Họ đã giận bạn đến mức độ này, thì tốt nhất là bạn nên tự nói với mình: “Mình nghiệp chướng sâu nặng, đời trước mình đã mắc nợ quá nhiều, mình thật xấu hổ, mình phải sám hối, mình cầu nguyện cho anh ta không còn oán hận mình nữa, và nguyện rằng giữa chúng ta không tăng thêm thù hận, không nên oan gia tương báo. Cũng nguyện rằng nghiệp chướng của mình sớm được tiêu trừ”.
Nếu bạn có thể tự nói những lời hoá giải như vậy thì trong lòng bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.
“Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”
“Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”
MỘT GÁNH GẠO NUÔI MỘT KẺ THÙ
Tôi đã từng giúp đỡ một thanh niên ra nước ngoài học chuyên ngành. Đó chỉ là sự giúp đỡ đơn thuần, chớ không phải vì mắc nợ anh ta điều gì cả. Kết quả là anh ta không những không cảm ân mà lại còn oán trách tôi giúp ít.
Có câu nói như vầy: “Một chén cơm nuôi một người ân, một gánh gạo nuôi một kẻ thù”. Ý là nói, khi trong bụng người ta đang đói, bạn cho họ một chén cơm ăn, thì họ vô cùng cảm kích. Nhưng nếu bạn cho họ một gánh gạo ăn thì sau này khi không còn đủ sức cung cấp nữa thì họ sẽ trở lại oán bạn: “Đã cho tôi ăn lâu như vậy, tại sao bỗng chốc lại ngưng? thật là đáng ghét!”
Gặp tình cảnh này thì thường là họ ấy oán làm ân. Một người vong ân phụ nghĩa thì mãi mãi sẽ không thấy thỏa mãn, mãi mãi căm ghét người ân của mình.
Ngược lại lúc khốn khổ, nếu được uống một ngụm nước, ăn một miếng cơm, thậm chí được hít thở một bầu không khí, cũng đều cảm thấy mãn nguyện, và nghĩ rằng mình phải nói lời cảm ân. Hiểu được như vậy thì ngày nào ta cũng sống vui vẻ trong thế giới này.
Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận đó chính là cảm ân. Người không có lòng cảm ân thì ít nhiều gì cũng sanh tâm oán hận.
“Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận là phải nhìn người và sự việc ở góc độ cảm ân”
SAI LẦM LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI
Lúc lão Hòa thượng Quảng Khâm còn sống, có một vị pháp sư viết rất nhiều bài phê bình Ngài.
Khi người khác đem bài phê bình ấy đến cho ngài xem thì ngài không có dùng những lời mắng như: “Vị pháp sư kia là ma quỷ, tôi đâu phải là người như vậy, tại sao ông ấy lại mắng tôi như thế. Ông ấy có còn là pháp sư không?”
Ngược lại, Hòa thượng chúng ta nhận lỗi với mọi người: “Các vị không nên khó chịu, người mà pháp sư ấy mắng chính là tôi, tôi đáng bị mắng như thế. Vì tôi nghiệp chướng nặng, lạy Phật chưa đủ, tu hành cũng chưa trọn. Tôi thành thật xin lỗi các vị. Tôi cũng xin lỗi vị pháp sư kia, vì tôi đã làm người phiền não. Tôi muốn xin sám hối vị ấy.”
Vì tấm lòng của ngài rộng lớn như thế cho nên được mọi người sùng kính. Khi ngài viên tịch hỏa táng, dù môn đồ không có thông báo cho mọi người biết nhưng có mấy trăm nghìn người đến tưởng niệm ngài. Ngay cả vị pháp sư viết bài phê bình kia cũng có mặt.
Khi vị pháp sư kia viết bài phê bình hòa thượng, vị ấy cho rằng những lời mắng của mình là đúng. Nhưng sau khi nghe được những lời phản ứng của lão hoà thượng Quảng Khâm thì vị ấy cảm thấy là việc sai lầm lớn nhất trong đời mình đó chính là mắng hoà thượng Quảng Khâm, và đó cũng là điều tiếc nuối mà không có gì bù đắp nổi.
“ Trên đời này không có việc gì là đúng cả, và cũng không có người nào là xấu cả. Hiểu được như vậy thì bạn sẽ không còn oán trách người.”
OAN GIA VUI VẺ
Tuy có câu nói: “Tình đến chỗ sâu, không còn oán hận”, nhưng sự tiếp xúc giữa những người thân với nhau càng nhiều thì sẽ sanh ra mâu thuẩn tình cảm và sự xung đột dữ dội càng nhiều, và oán hận càng sâu. Do đó mới có việc nghịch tử giết cha, giết mẹ; hoặc cha mẹ hận vì con không thành tài mà lỡ tay đánh chết con.
Trong cuộc đời của chúng ta, giữa hai bên nên kết thân gia thì tốt, còn nếu lỡ làm oan gia thì thôi. Tất cả chúng ta đều có ân oán với nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta không dễ gì phân biệt rõ ràng. Nhưng thông thường, sự kết oán thì nhiều, còn kết thân thì ít, cho nên đời sau, chúng ta tiếp tục làm người thân hay là oan gia. Đó gọi là “không phải oan gia không tụ hội”. Chẳng phải có một số người gọi người tình của mình là “tiểu oan gia” đó ư? Sự tụ hội “oan gia vui vẻ” này đủ để chứng minh sự vướng mắc không rõ ràng giữa ân ái và oán hận.
Cách cư xử giữa con người với nhau tốt nhất là nên kết ân chớ không nên kết oán. Một gia đình, đoàn thể, xã hội mà kết thân không kết oán thì mọi người đều có cuộc sống vui vẻ. Nếu chỉ nhớ oán mà không nhớ ân thì giữa hai bên cư xử sẽ không được vui vẻ, và trở thành nổi giày vò.
“Vợ chồng có duyên mới gặp nhau, vì vậy duyên tốt hay xấu cũng là duyên. Con cái là nợ, vì vậy dù đòi nợ hay trả nợ cũng là nợ mà thôi.”
TẠI SAO ĐỂ MÌNH TÔI CHỊU KHỔ
Con người do bất mãn với hoàn cảnh, với người khác hay với chính bản thân mà sanh tâm oán hận, cảm thấy không công bằng, mà khi tâm cảm thấy không công bằng thì sẽ sanh ra oán hận, và thế là “oán trời trách người”. Họ oán trách cái thế giới này tại sao bất công đối với mình, chỉ có một mình mình chịu khổ. Tại sao nỗi khổ lại thuộc về mình mà không ở người khác?
Họ trách móc, tự trừng phạt, tự thương xót và cho rằng “Ông trời không có mắt. Bản thân mình rõ ràng là không có làm gì sai, ngược lại có rất nhiều người làm sai, nói những lời sai vậy mà họ lại có một cuộc sống rất yên ổn. Thật là “ người tốt yểu mạng, người xấu sống lâu”!”.
Ngạn ngữ phương tây có câu: “Khi bạn đang oán hận một người nào đó, thì bạn trở thành nô lệ của họ”. Khi bạn không ngừng oán hận chính phủ không tốt, hoàn cảnh không tốt, bạn bè không tốt, mọi thứ đều không tốt thì thật ra chính bạn tự tạo bất hạnh cho mình. Vì trên thế giới không phải tất cả mọi người đều là người xấu, và cũng không phải mọi việc đều là việc xấu. vấn đề là ở chổ bạn cần phải điều chỉnh lại cách nhìn đối đãi của bạn về mọi sự vật.
“Cái khổ không do người khác hay hòan cảnh gây tạo, mà là do chính mình gây tạo.”
Họ trách móc, tự trừng phạt, tự thương xót và cho rằng “Ông trời không có mắt. Bản thân mình rõ ràng là không có làm gì sai, ngược lại có rất nhiều người làm sai, nói những lời sai vậy mà họ lại có một cuộc sống rất yên ổn. Thật là “ người tốt yểu mạng, người xấu sống lâu”!”.
Ngạn ngữ phương tây có câu: “Khi bạn đang oán hận một người nào đó, thì bạn trở thành nô lệ của họ”. Khi bạn không ngừng oán hận chính phủ không tốt, hoàn cảnh không tốt, bạn bè không tốt, mọi thứ đều không tốt thì thật ra chính bạn tự tạo bất hạnh cho mình. Vì trên thế giới không phải tất cả mọi người đều là người xấu, và cũng không phải mọi việc đều là việc xấu. vấn đề là ở chổ bạn cần phải điều chỉnh lại cách nhìn đối đãi của bạn về mọi sự vật.
“Cái khổ không do người khác hay hòan cảnh gây tạo, mà là do chính mình gây tạo.”
XEM NHƯ VỊ BỒ TÁT
Có một cặp vợ chồng nọ, sinh ra một đứa con bị tàn tật. Họ vô cùng đau khổ. Vì không nỡ để con chịu tội báo suốt cuộc đời và họ cũng sợ lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa con tàn tật ấy, cho nên có lúc họ suýt giết chết đứa bé.
Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”
Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Sau cùng, họ nhận định đứa bé này đúng là một vị Bồ Tát, vì nó mà gia đình có được phúc báu, có được vui vẻ. Từ đó, họ sanh lòng cảm ân đứa trẻ.
“Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân”
Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”
Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Sau cùng, họ nhận định đứa bé này đúng là một vị Bồ Tát, vì nó mà gia đình có được phúc báu, có được vui vẻ. Từ đó, họ sanh lòng cảm ân đứa trẻ.
“Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân”
CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM
Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” Kết quả là chỉ có một người giơ tay.
Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?
Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! Tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?
Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả mếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.
“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”
Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?
Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! Tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?
Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả mếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.
“ Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.”
KHÔNG ĐỂ Ý ĐẾN VIỆC ĐỀN ĐÁP
Có một số ít học sinh và đệ tử theo tôi học Phật, hay tu thiền và sau khi rời khỏi tôi, họ liền đến chỗ khác phê bình tôi. Vài năm sau, có người mỏi cánh trở về, có người thì đi luôn. Có người hỏi tôi cảm thấy như thế nào?
Tôi nói tôi chỉ biết tận tâm tận lực làm một người thầy tốt, làm một sư phụ tốt, còn cách đối xử của các đệ tử, học sinh kia đó là việc của họ.
Bản thân tôi là một sư phụ, là một thầy giáo, tuy phải đối mặt với những người đệ tử, với những học sinh bất nhân bất nghĩa kia, nhưng tôi có đủ trí tuệ để làm một trưởng bối có tâm Từ bi.
Làm người, do có tâm Từ bi nên mới có thể cứu độ chúng sanh; do có trí tuệ nên mới buông xả được mọi việc.
Tâm Từ bi là xem tất cả chúng sanh là đối tượng cứu khổ cứu nạn, đủ sức gánh vác khổ nạn của tất cả chúng sanh. Trí tuệ là không suy nghĩ việc còn mất, lợi hại của bản thân, và cũng không để ý đến việc người ta có nhớ ân và đền ân hay không.
“Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới có thể dùng phương tiện độ thoát họ”
Tôi nói tôi chỉ biết tận tâm tận lực làm một người thầy tốt, làm một sư phụ tốt, còn cách đối xử của các đệ tử, học sinh kia đó là việc của họ.
Bản thân tôi là một sư phụ, là một thầy giáo, tuy phải đối mặt với những người đệ tử, với những học sinh bất nhân bất nghĩa kia, nhưng tôi có đủ trí tuệ để làm một trưởng bối có tâm Từ bi.
Làm người, do có tâm Từ bi nên mới có thể cứu độ chúng sanh; do có trí tuệ nên mới buông xả được mọi việc.
Tâm Từ bi là xem tất cả chúng sanh là đối tượng cứu khổ cứu nạn, đủ sức gánh vác khổ nạn của tất cả chúng sanh. Trí tuệ là không suy nghĩ việc còn mất, lợi hại của bản thân, và cũng không để ý đến việc người ta có nhớ ân và đền ân hay không.
“Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới có thể dùng phương tiện độ thoát họ”
CHO HỌ CƠ HỘI
Ở miền trung nước Mỹ có một nhà tù chuyên giam giữ các tội phạm bị tử hình. Trong số tử tội đó, có một người vô cùng tệ ác. Hắn ta đã làm mưa làm gió trong ngục, ngay cả nhân viên cai ngục cũng rất đau đầu vì hắn.
Có một ngày nọ, tên tử tội xin viên cai ngục một quyển “Thánh Kinh” để xem. Do quan điển ngục rất ghét anh ta nên cố ý không đưa “Thánh Kinh” mà đưa cho một quyển kinh “Pháp Cú” của Phật Giáo. Kết quả sau khi xem kinh xong, anh ta hoàn toàn thay đổi, trở thành một người thích giúp đỡ người khác nhất trong ngục.
Anh tử tội này đã từng giết rất nhiều người, nhưng do trong ngục anh ta thay đổi tánh tình nên được bà vợ của người bị anh ta hại, kêu gọi mọi người làm đơn thỉnh nguyện, xin với tòa án tối cao miễn hình phạt tử hình cho anh ta. Là con người, dù phạm vào mười tội ác không thể tha thứ, nhưng nếu có thời gian và lòng kiên nhẫn thì có cách để cảm hóa họ.
Tuy người có bản tánh ác, sau khi sửa đổi có thể tái phạm, nhưng người chấp hành hình phạt, nếu mọi người không cho anh ta cơ hội, thì họ chỉ còn cách trở lại tìm những người bạn không tốt kia, như vậy thì khả năng tái phạm của anh ta thì rất lớn.
“Trong Phật giáo không có người nào là xấu ác, chỉ có con người lầm lỡ vì vô minh mà thôi.”
Có một ngày nọ, tên tử tội xin viên cai ngục một quyển “Thánh Kinh” để xem. Do quan điển ngục rất ghét anh ta nên cố ý không đưa “Thánh Kinh” mà đưa cho một quyển kinh “Pháp Cú” của Phật Giáo. Kết quả sau khi xem kinh xong, anh ta hoàn toàn thay đổi, trở thành một người thích giúp đỡ người khác nhất trong ngục.
Anh tử tội này đã từng giết rất nhiều người, nhưng do trong ngục anh ta thay đổi tánh tình nên được bà vợ của người bị anh ta hại, kêu gọi mọi người làm đơn thỉnh nguyện, xin với tòa án tối cao miễn hình phạt tử hình cho anh ta. Là con người, dù phạm vào mười tội ác không thể tha thứ, nhưng nếu có thời gian và lòng kiên nhẫn thì có cách để cảm hóa họ.
Tuy người có bản tánh ác, sau khi sửa đổi có thể tái phạm, nhưng người chấp hành hình phạt, nếu mọi người không cho anh ta cơ hội, thì họ chỉ còn cách trở lại tìm những người bạn không tốt kia, như vậy thì khả năng tái phạm của anh ta thì rất lớn.
“Trong Phật giáo không có người nào là xấu ác, chỉ có con người lầm lỡ vì vô minh mà thôi.”
TẠI SAO CÃI NHAU ĐẾN CHẾT MỚI THÔI?
Có hai vị pháp sư nọ, chỉ vì tranh luận về nghĩa lý nhỏ nhặt trong phật pháp mà tranh cãi nhau cả đời. Cả hai đều thề không nhìn nhau. Gặp những lúc giới Phật giáo họp mặt, cả hai đều dò hỏi trước xem đối phương của mình có tham gia không. Nếu có một người trong họ tham gia thì người còn lại sẽ không tham gia.
Có người hỏi một người trong số đó: “Hai vị cuối cùng cũng sẽ có ngày đi đến thế giới cực lạc, vậy thì cần gì phải tranh cãi mãi về việc có thầy thì không có thầy ấy?”
Vị pháp sư đó trả lời: “Nếu con ma vương kia mà đến được thế giới Cực Lạc, thế thì còn gì là thế giới Cực Lạc nữa? Hắn đã đến đó rồi, tôi còn muốn đến đó nữa sao?”
Tuy hai bên oán hận nhau đến mức như vậy, nhưng đó không phải là vì tư lợi, mà là vì sự tranh chấp nghĩa lý trong phật pháp, cho nên có một vị trước khi lâm chung có để lại lời sám hối: “Nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời của tôi đó chính là tranh chấp nghĩa lý của Phật pháp với vị pháp sư đó. Để rồi từ đó không qua lại với nhau nữa. Tôi mong rằng thầy ấy có thể tha thứ cho tôi, và cũng mong rằng thầy ấy tham gia lễ hỏa táng của tôi”
Vị pháp sư kia, sau khi nghe được những lời nói của vị này rồi, thì đau khổ, rơi lệ và nói: “Tại sao tôi lại đi tranh cãi với thầy ấy mãi như thế?, cũng may là thầy ấy đã tha thứ cho tôi. Nếu không thì khi vị ấy thành Phật rồi, tôi e là mình vẫn là con ma chưa bỏ lòng oán hận.”
Con người sanh tâm oán hận thì dễ, nhưng để diệt trừ tâm oán hận thì rất khó. Muốn đối xử kẻ thù như một người ân là một việc làm rất khó. Nhưng dù khó chúng ta cũng phải luyện tập. Nếu không luyện tập thì không có Trí tuệ, và cũng không có Từ bi.
“Muốn dứt trừ sự tranh cãi, bạn phải hiểu không có việc gì là đúng cả. Có chăng chỉ là ý kiến riêng mà thôi.”
Có người hỏi một người trong số đó: “Hai vị cuối cùng cũng sẽ có ngày đi đến thế giới cực lạc, vậy thì cần gì phải tranh cãi mãi về việc có thầy thì không có thầy ấy?”
Vị pháp sư đó trả lời: “Nếu con ma vương kia mà đến được thế giới Cực Lạc, thế thì còn gì là thế giới Cực Lạc nữa? Hắn đã đến đó rồi, tôi còn muốn đến đó nữa sao?”
Tuy hai bên oán hận nhau đến mức như vậy, nhưng đó không phải là vì tư lợi, mà là vì sự tranh chấp nghĩa lý trong phật pháp, cho nên có một vị trước khi lâm chung có để lại lời sám hối: “Nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời của tôi đó chính là tranh chấp nghĩa lý của Phật pháp với vị pháp sư đó. Để rồi từ đó không qua lại với nhau nữa. Tôi mong rằng thầy ấy có thể tha thứ cho tôi, và cũng mong rằng thầy ấy tham gia lễ hỏa táng của tôi”
Vị pháp sư kia, sau khi nghe được những lời nói của vị này rồi, thì đau khổ, rơi lệ và nói: “Tại sao tôi lại đi tranh cãi với thầy ấy mãi như thế?, cũng may là thầy ấy đã tha thứ cho tôi. Nếu không thì khi vị ấy thành Phật rồi, tôi e là mình vẫn là con ma chưa bỏ lòng oán hận.”
Con người sanh tâm oán hận thì dễ, nhưng để diệt trừ tâm oán hận thì rất khó. Muốn đối xử kẻ thù như một người ân là một việc làm rất khó. Nhưng dù khó chúng ta cũng phải luyện tập. Nếu không luyện tập thì không có Trí tuệ, và cũng không có Từ bi.
“Muốn dứt trừ sự tranh cãi, bạn phải hiểu không có việc gì là đúng cả. Có chăng chỉ là ý kiến riêng mà thôi.”
CÓ BÌNH TĨNH HOÀ NHÃ MỚI CÓ ĐƯỢC NIỀM VUI
Có một cư sĩ tại gia, sanh ra chưa được ba ngày thì bị cha mẹ đem đi bán mất.
Đến khi ông hơn năm mươi, ông lại tiễn đưa cha mẹ nuôi về với cát bụi. Bấy giờ cha mẹ ruột của ông cũng già yếu, việc chăm sóc họ cũng do ông gánh vác.
Người khác bất bình cho ông ấy, ngược lại ông ấy nói với tôi: “Thưa sư phụ! Con thật là người có phúc báo, người khác chỉ có một cha mẹ, còn con thì có tới hai”.
Ông ấy nghĩ được như vậy thì trong lòng sẽ bình ổn, vui vẻ. Ngược lại nếu ông ta ôm hận mà nói: “Cha mẹ ruột của ta thật không phải là người. Sanh ta ra chưa được ba ngày thì đã đem ta đi bán rồi. Bây giờ họ đã già rồi, lại còn muốn ta đến chăm sóc nữa, thật là không có lý trời mà”.
Những trường hợp con cái bỏ công sức, tiền của nhiều hơn cha mẹ như đã thuật ở trên thì rất là ít. Phần nhiều cha mẹ bỏ công sức tiền của nhiều hơn con cái. Con cái thì lại bỏ công sức, tiền bạc ít hơn. Trường hợp trên có được coi là công bằng hợp lý không?
Không có gì là không công bằng hợp lý cả? Chỉ cần mình bình tĩnh, hòa nhã thì cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.
“ Người khác hại bạn đau khổ, bạn không chỉ không được gây gổ lại mà còn phải nghĩ đến họ, cầu phước cho họ. đây chính là tinh thần Bồ Tát.”
Đến khi ông hơn năm mươi, ông lại tiễn đưa cha mẹ nuôi về với cát bụi. Bấy giờ cha mẹ ruột của ông cũng già yếu, việc chăm sóc họ cũng do ông gánh vác.
Người khác bất bình cho ông ấy, ngược lại ông ấy nói với tôi: “Thưa sư phụ! Con thật là người có phúc báo, người khác chỉ có một cha mẹ, còn con thì có tới hai”.
Ông ấy nghĩ được như vậy thì trong lòng sẽ bình ổn, vui vẻ. Ngược lại nếu ông ta ôm hận mà nói: “Cha mẹ ruột của ta thật không phải là người. Sanh ta ra chưa được ba ngày thì đã đem ta đi bán rồi. Bây giờ họ đã già rồi, lại còn muốn ta đến chăm sóc nữa, thật là không có lý trời mà”.
Những trường hợp con cái bỏ công sức, tiền của nhiều hơn cha mẹ như đã thuật ở trên thì rất là ít. Phần nhiều cha mẹ bỏ công sức tiền của nhiều hơn con cái. Con cái thì lại bỏ công sức, tiền bạc ít hơn. Trường hợp trên có được coi là công bằng hợp lý không?
Không có gì là không công bằng hợp lý cả? Chỉ cần mình bình tĩnh, hòa nhã thì cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.
“ Người khác hại bạn đau khổ, bạn không chỉ không được gây gổ lại mà còn phải nghĩ đến họ, cầu phước cho họ. đây chính là tinh thần Bồ Tát.”
NGƯỜI XẤU BỊ GIẾT, CÓ ĐÁNG VUI KHÔNG?
Nếu một người tốt bị giết, thì mọi người sẽ rất buồn. Nhưng một người xấu bị giết thì có phải mọi người sẽ cảm thấy vui vẻ không?
Nếu có người nào gặp kẻ sát nhân bị giết mà sanh tâm vui mừng, hoặc là gặp hung thủ đã giết hại gia đình mình mà sanh tâm vui mừng hả hê thì không phải là hành động Từ Bi.
Ví như mấy năm trước đây, tên tội phạm phóng hỏa đốt KTV thần thoại bị kết án tử hình. Việc này đã làm cho lòng anh ta vô cùng điên loạn. Vì trong lòng anh ta không được bình tĩnh cho nên mới đi phóng hỏa. Kết quả là sau khi bị kết án tử hình, lòng của anh ta càng thêm oán hận.
Chị của người bị hại là tín đồ của đạo Cơ Đốc. Chị ta thường viết thư cho phạm nhân kia. Sau cùng, cô đã làm cho anh ta cảm động, chuyển hóa cả tâm trạng và hành vi của anh ta, trở thành tín đồ của đạo Cơ Đốc và thường giúp đỡ tất cả mọi người. Sau khi chết, anh ta còn tặng cả nội tạng của mình cho người khác.
Cô gái, người thân của gia đình bị hại này, không chỉ không có lòng báo thù, mà ngược lại còn tha thứ cho kẻ tội phạm, và còn giúp anh ta sống trọn cuộc đời, thật là một việc làm rất cảm động. Tín đồ Phật giáo chúng ta rất coi trọng Từ bi. Nhưng có bao nhiêu người có được cái tâm như thế? Câu chuyệt trên thật đáng để chúng ta suy nghĩ.
“Trong Phật giáo không có những con người cực ác, mà chỉ có những con người lầm lỡ vì vô minh.”
Nếu có người nào gặp kẻ sát nhân bị giết mà sanh tâm vui mừng, hoặc là gặp hung thủ đã giết hại gia đình mình mà sanh tâm vui mừng hả hê thì không phải là hành động Từ Bi.
Ví như mấy năm trước đây, tên tội phạm phóng hỏa đốt KTV thần thoại bị kết án tử hình. Việc này đã làm cho lòng anh ta vô cùng điên loạn. Vì trong lòng anh ta không được bình tĩnh cho nên mới đi phóng hỏa. Kết quả là sau khi bị kết án tử hình, lòng của anh ta càng thêm oán hận.
Chị của người bị hại là tín đồ của đạo Cơ Đốc. Chị ta thường viết thư cho phạm nhân kia. Sau cùng, cô đã làm cho anh ta cảm động, chuyển hóa cả tâm trạng và hành vi của anh ta, trở thành tín đồ của đạo Cơ Đốc và thường giúp đỡ tất cả mọi người. Sau khi chết, anh ta còn tặng cả nội tạng của mình cho người khác.
Cô gái, người thân của gia đình bị hại này, không chỉ không có lòng báo thù, mà ngược lại còn tha thứ cho kẻ tội phạm, và còn giúp anh ta sống trọn cuộc đời, thật là một việc làm rất cảm động. Tín đồ Phật giáo chúng ta rất coi trọng Từ bi. Nhưng có bao nhiêu người có được cái tâm như thế? Câu chuyệt trên thật đáng để chúng ta suy nghĩ.
“Trong Phật giáo không có những con người cực ác, mà chỉ có những con người lầm lỡ vì vô minh.”
CẦN PHẢI ĐỐI XỬ TỐT VỚI TÔI?
Có một câu nói: “lấy oán báo ân”. Người ta thường nhớ oán chớ không nhớ ân. Đối với ân tình thì ít khi nhớ, còn đối với oán hận thì ghi nhớ kỹ trong lòng. Phương pháp tốt nhất để diệt trừ oán hận đó chính là phải nhớ nhiều đến cảm ân.
Có câu “lòng tham không đủ, như rắn nuốt voi ”. Người có lòng tham thì không bao giờ thấy thỏa mãn. Rõ ràng là người khác cho mình rất nhiều lợi ích, nhưng mình lại cảm thấy vẫn chưa đủ. Và cho rằng, lòng tốt đó là việc mà họ cần phải làm. Cũng giống như cha mẹ đối xử tốt với ta là việc cần phải làm; anh chị em đối xử tốt với ta cũng là việc mà họ cần phải làm; thậm chí hàng xóm đối xử tốt với ta là việc mà họ cần phải làm vậy.
Người có suy nghĩ như vậy là người vong ân phụ nghĩa, không biết đến ân huệ là gì, chỉ mong rằng người khác bỏ ra, còn mình thì nhận lấy, đã vậy lại còn không biết cảm ân khi nhận lấy. Như vậy là lòng tham không biết chán.
Những người như vậy không chỉ oán hận người không giúp mình, mà còn oán hận cả những người đã giúp mình, vì họ cảm thấy giúp như vậy vẫn chưa đủ. Cho nên đối với người xấu tất nhiên họ oán hận là đúng, nhưng người tốt mà họ cũng oán hận, thậm chí họ còn oán hận bất cứ việc gì, bất cứ người nào trên thế gian này.
“Người làm việc lao nhọc tất sẽ chịu được oán hận
Người lãnh lấy trách nhiệm ắt sẽ bị phê bình
Trong lời oán hận có lòng từ nhẫn
Trong lời phê bình ẩn chứa lời vàng ngọc.”
Có câu “lòng tham không đủ, như rắn nuốt voi ”. Người có lòng tham thì không bao giờ thấy thỏa mãn. Rõ ràng là người khác cho mình rất nhiều lợi ích, nhưng mình lại cảm thấy vẫn chưa đủ. Và cho rằng, lòng tốt đó là việc mà họ cần phải làm. Cũng giống như cha mẹ đối xử tốt với ta là việc cần phải làm; anh chị em đối xử tốt với ta cũng là việc mà họ cần phải làm; thậm chí hàng xóm đối xử tốt với ta là việc mà họ cần phải làm vậy.
Người có suy nghĩ như vậy là người vong ân phụ nghĩa, không biết đến ân huệ là gì, chỉ mong rằng người khác bỏ ra, còn mình thì nhận lấy, đã vậy lại còn không biết cảm ân khi nhận lấy. Như vậy là lòng tham không biết chán.
Những người như vậy không chỉ oán hận người không giúp mình, mà còn oán hận cả những người đã giúp mình, vì họ cảm thấy giúp như vậy vẫn chưa đủ. Cho nên đối với người xấu tất nhiên họ oán hận là đúng, nhưng người tốt mà họ cũng oán hận, thậm chí họ còn oán hận bất cứ việc gì, bất cứ người nào trên thế gian này.
“Người làm việc lao nhọc tất sẽ chịu được oán hận
Người lãnh lấy trách nhiệm ắt sẽ bị phê bình
Trong lời oán hận có lòng từ nhẫn
Trong lời phê bình ẩn chứa lời vàng ngọc.”
OAN GIA NGÕ HẸP
“Khổ vì oán ghét gặp nhau” là một trong tám loại khổ của con người mà Phật giáo đề cập đến. Câu này có nghĩa là oan gia ngõ hẹp.
Ví dụ như có một người mà bạn rất là ghét. Chỗ nào có hắn thì bạn không muốn đến. Không ngờ rằng, sau khi bạn dọn nhà thì người cạnh bên lại chính là hắn, để rồi ngày nào cũng thấy mặt hắn. Hoặc là trong một buổi họp mặt, bạn chợt gặp lại kẻ thù mười mấy năm về trước. Việc này sẽ làm cho bạn đau khổ vì oán hận.
Việc trở thành oan gia, thật ra là do hai người có duyên với nhau. Khi bạn còn đang ở trong sự oán thù giữa hai người với nhau, nếu họ không dày vò bạn thì cũng là bạn dày vò họ, oan oan tương báo. Vì vậy hai người vẫn phải sống cùng với nhau.
Muốn tháo gỡ sợi dây oan gia, để cả hai cùng được tự do, thì bạn phải nên suy nghĩ cho phóng khoáng, bỏ hết thù hận, và thử đi làm quen với họ trước. Làm được như vậy thì họ cũng sẽ dần dần thay đổi thái độ đối xử với bạn.
“Khi gặp nghịch cảnh, bạn hãy quán sát theo lý nhân quả của Phật giáo.”
Ví dụ như có một người mà bạn rất là ghét. Chỗ nào có hắn thì bạn không muốn đến. Không ngờ rằng, sau khi bạn dọn nhà thì người cạnh bên lại chính là hắn, để rồi ngày nào cũng thấy mặt hắn. Hoặc là trong một buổi họp mặt, bạn chợt gặp lại kẻ thù mười mấy năm về trước. Việc này sẽ làm cho bạn đau khổ vì oán hận.
Việc trở thành oan gia, thật ra là do hai người có duyên với nhau. Khi bạn còn đang ở trong sự oán thù giữa hai người với nhau, nếu họ không dày vò bạn thì cũng là bạn dày vò họ, oan oan tương báo. Vì vậy hai người vẫn phải sống cùng với nhau.
Muốn tháo gỡ sợi dây oan gia, để cả hai cùng được tự do, thì bạn phải nên suy nghĩ cho phóng khoáng, bỏ hết thù hận, và thử đi làm quen với họ trước. Làm được như vậy thì họ cũng sẽ dần dần thay đổi thái độ đối xử với bạn.
“Khi gặp nghịch cảnh, bạn hãy quán sát theo lý nhân quả của Phật giáo.”
RẤT KHÓ CÔNG BẰNG
Có một người vì bị hãm hại nên sanh lòng báo thù. Họ muốn giết chết đối phương trước, rồi mới tự sát. Họ cho rằng làm như vậy là đúng. Đó là một hành động không có trí.
Oan gia nên cởi chớ không nên kết. Nếu bạn bị oan ức, hãm hại thì bạn có thể nhờ pháp luật xử lý. Tuy pháp luật không thể thực hiện triệt để tính công bằng, nhưng nó vẫn đủ để hạn chế một số người muốn phạm tội.
Mối nhân duyên giữa con người với nhau vô cùng rối rắm, phức tạp. Chúng ta không thể xem đó là nhân quả của đời này, vì chúng ta không thể biết đời quá khứ ai đã nợ ai trước. Cũng có lẽ là đời quá khứ bạn đã hại họ, cho nên đời này họ mới báo thù bạn. Nếu bây giờ bạn muốn làm tổn hại đến họ thì hình thức “oán thù báo nhau” sẽ mãi tiếp diễn, không có ngày dứt được. Cho nên, nhìn kỹ lại nhân quả ba đời thì chúng ta rất khó nói thế nào là công bằng. Chúng ta chỉ có thể nói, không nên tạo ác nghiệp nữa. Được như vậy thì oán thù sẽ được hóa giải.
Nếu không thì dù giết người hay là tự sát, mình cũng không thể giải quyết được vấn đề, và cũng vẫn mãi sống trong luân hồi liên tục của oán hận.
“Sống trong thế gian tương đối thì không có gì là tuyệt đối cả.”
Oan gia nên cởi chớ không nên kết. Nếu bạn bị oan ức, hãm hại thì bạn có thể nhờ pháp luật xử lý. Tuy pháp luật không thể thực hiện triệt để tính công bằng, nhưng nó vẫn đủ để hạn chế một số người muốn phạm tội.
Mối nhân duyên giữa con người với nhau vô cùng rối rắm, phức tạp. Chúng ta không thể xem đó là nhân quả của đời này, vì chúng ta không thể biết đời quá khứ ai đã nợ ai trước. Cũng có lẽ là đời quá khứ bạn đã hại họ, cho nên đời này họ mới báo thù bạn. Nếu bây giờ bạn muốn làm tổn hại đến họ thì hình thức “oán thù báo nhau” sẽ mãi tiếp diễn, không có ngày dứt được. Cho nên, nhìn kỹ lại nhân quả ba đời thì chúng ta rất khó nói thế nào là công bằng. Chúng ta chỉ có thể nói, không nên tạo ác nghiệp nữa. Được như vậy thì oán thù sẽ được hóa giải.
Nếu không thì dù giết người hay là tự sát, mình cũng không thể giải quyết được vấn đề, và cũng vẫn mãi sống trong luân hồi liên tục của oán hận.
“Sống trong thế gian tương đối thì không có gì là tuyệt đối cả.”
TÂM KHÔNG BÌNH THÌ SỐNG KHÔNG AN
Khi người thân mình gặp bất hạnh, vô tình bị chết một cách oan uổng, có một số người cho rằng như thế thật là không công bằng, và họ muốn báo thù để đòi lại sự công bằng.
Việc bất bình ở trên thế gian này rất là nhiều. Ai cũng đều cho là mình có lý. Nhưng thật ra sự công bằng này không có chân chánh, khách quan. Bi kịch đã xảy ra rồi thì oan gia nên giải chớ không nên kết. Chúng ta nên dùng tâm khoan dung, tha thứ, từ bi để đối đãi với những việc bất công, và mong rằng sau này sẽ hết sức công bằng. Ngay cả những việc bất công mà ta đã lãnh khi xưa, nếu đã biết rằng người làm như thế là bất đắc dĩ thì lòng mình sẽ có được niềm an ủi.
Người đã chết thì không thể sống lại. Dù ta có giết đối phương để thường mạng cũng không có ích lợi gì. Không nên để mình đau khổ cả đời. Ta nên cầu phúc cho vong linh, cầu nguyện cho họ hết phiền muộn, không còn phiền não nữa, vui vẻ siêu thoát. Nếu ai cũng mãi bất bình cho vong linh thì sau này họ sẽ mãi mãi không được bình yên.
Chúng ta nên học cách tha thứ. Còn nếu như chúng ta không chịu tha thứ thì sẽ càng nảy sinh ra nhiều sự kiện bạo lực và điều hối tiếc.
“Tha thứ là cách tốt nhất để có cuộc sống bình an.”
Việc bất bình ở trên thế gian này rất là nhiều. Ai cũng đều cho là mình có lý. Nhưng thật ra sự công bằng này không có chân chánh, khách quan. Bi kịch đã xảy ra rồi thì oan gia nên giải chớ không nên kết. Chúng ta nên dùng tâm khoan dung, tha thứ, từ bi để đối đãi với những việc bất công, và mong rằng sau này sẽ hết sức công bằng. Ngay cả những việc bất công mà ta đã lãnh khi xưa, nếu đã biết rằng người làm như thế là bất đắc dĩ thì lòng mình sẽ có được niềm an ủi.
Người đã chết thì không thể sống lại. Dù ta có giết đối phương để thường mạng cũng không có ích lợi gì. Không nên để mình đau khổ cả đời. Ta nên cầu phúc cho vong linh, cầu nguyện cho họ hết phiền muộn, không còn phiền não nữa, vui vẻ siêu thoát. Nếu ai cũng mãi bất bình cho vong linh thì sau này họ sẽ mãi mãi không được bình yên.
Chúng ta nên học cách tha thứ. Còn nếu như chúng ta không chịu tha thứ thì sẽ càng nảy sinh ra nhiều sự kiện bạo lực và điều hối tiếc.
“Tha thứ là cách tốt nhất để có cuộc sống bình an.”
CÙNG NHAU CHẾT CHUNG CÓ ĐÁNG KHÔNG?
Có một vài cặp vợ chồng sau khi chia tay, vẫn thương ghét lẫn lộn, gây tổn hại đến cả hai.
Rõ ràng là đã ly hôn với nhau, nhưng ông chồng lại không thể chịu được cảnh vợ trước vui duyên mới; còn bà vợ thì cũng không chịu được hành vi phóng túng, thường hay đánh ghen của ông chồng trước. Hành động của những người này thật đáng thương và cũng thật đáng trách.
Trước khi làm việc gì, chúng ta phải nên suy nghĩ cho thật kỹ rồi hãy làm. Nếu không thì nhất thời kích động, không chỉ có bạn và người ấy bị tổn thương, mà ngay cả mối thông giao của gia đình hai bên cũng bị phá vỡ vì sự kích động của bạn. Đây quả là cái hại của việc không biết suy tính.
Nhìn từ góc độ nhân quả của Phật giáo, nếu như đời này, bạn dùng bạo lực để dối phó với người ấy, hay là người ấy dùng bạo lực để đối phó với bạn thì đời sau hai người vẫn tàn hại lẫn nhau, oan oan tương báo, mãi mãi vẫn mắng chửi, đánh đập, giết hại lẫn nhau.
Cho nên vợ chồng dù đã chia tay với nhau, cũng hãy nên làm người bạn tôn trọng lẫn nhau, đừng mãi gây oan gia với nhau nữa.
“Dùng tranh cãi để chấm dứt tranh cãi thì tranh cãi không dứt.
Dùng ấu đả để chấm dứt ấu đả thì ấu đả không ngừng.
Nhưng nếu đối xử bằng lòng bao dung, nhẫn nại thì sự tranh đấu chấm dứt.”
Rõ ràng là đã ly hôn với nhau, nhưng ông chồng lại không thể chịu được cảnh vợ trước vui duyên mới; còn bà vợ thì cũng không chịu được hành vi phóng túng, thường hay đánh ghen của ông chồng trước. Hành động của những người này thật đáng thương và cũng thật đáng trách.
Trước khi làm việc gì, chúng ta phải nên suy nghĩ cho thật kỹ rồi hãy làm. Nếu không thì nhất thời kích động, không chỉ có bạn và người ấy bị tổn thương, mà ngay cả mối thông giao của gia đình hai bên cũng bị phá vỡ vì sự kích động của bạn. Đây quả là cái hại của việc không biết suy tính.
Nhìn từ góc độ nhân quả của Phật giáo, nếu như đời này, bạn dùng bạo lực để dối phó với người ấy, hay là người ấy dùng bạo lực để đối phó với bạn thì đời sau hai người vẫn tàn hại lẫn nhau, oan oan tương báo, mãi mãi vẫn mắng chửi, đánh đập, giết hại lẫn nhau.
Cho nên vợ chồng dù đã chia tay với nhau, cũng hãy nên làm người bạn tôn trọng lẫn nhau, đừng mãi gây oan gia với nhau nữa.
“Dùng tranh cãi để chấm dứt tranh cãi thì tranh cãi không dứt.
Dùng ấu đả để chấm dứt ấu đả thì ấu đả không ngừng.
Nhưng nếu đối xử bằng lòng bao dung, nhẫn nại thì sự tranh đấu chấm dứt.”
ĐỪNG NÊN THẤT VỌNG VỚI BẤT KỲ AI
Người có lòng tốt mà không được đền đáp, đó cũng là việc thường thôi. Cũng giống như tôi thu nhận đệ tử, có khi phải mất vài năm để đào tạo, rốt cuộc đến khi ra đi, họ không những không cảm ân, mà lại còn oán trách tôi nữa.
Nhưng tôi sẽ không vì vậy mà không thu nhận đệ tử nữa. Vì thường thì tôi không bận tâm người khác đối xử với tôi như thế nào. Nhưng việc tôi đối xử với người khác như thế nào mới là điều rất quan trọng.
Cho dù đệ tử có cảm kích mình hay không thì trước hết tôi vẫn phải làm trọn trách nhiệm của mình. Cho nên tôi thường tự mình phản tỉnh, rốt cuộc mình có làm trọn trách nhiệm của một người sư phụ hay không? Có xứng đáng với đệ tử, với tín chúng hay không?
Do vậy, nếu có người trách đệ tử của tôi ra đi vô tình thì tôi sẽ nói: “Anh không nên phê bình người ấy. Đó là do bản thân tôi chưa làm trọn trách nhiệm.”
Chúng ta phải thường khởi tâm từ bi, quan tâm đến tất cả mọi người, chớ không nên có tâm oán hận, cũng không nên thất vọng đối với bất cứ một ai. Làm được như vậy mới gọi là “ Công đức vô lượng ”.
Nếu không thì bạn làm một chút công đức mà không được đền đáp thì bạn lại không làm việc tốt nữa. Thử hỏi như vậy có còn gọi là công đức không?
“Phải kết ân chớ không nên kết oán.”
Nhưng tôi sẽ không vì vậy mà không thu nhận đệ tử nữa. Vì thường thì tôi không bận tâm người khác đối xử với tôi như thế nào. Nhưng việc tôi đối xử với người khác như thế nào mới là điều rất quan trọng.
Cho dù đệ tử có cảm kích mình hay không thì trước hết tôi vẫn phải làm trọn trách nhiệm của mình. Cho nên tôi thường tự mình phản tỉnh, rốt cuộc mình có làm trọn trách nhiệm của một người sư phụ hay không? Có xứng đáng với đệ tử, với tín chúng hay không?
Do vậy, nếu có người trách đệ tử của tôi ra đi vô tình thì tôi sẽ nói: “Anh không nên phê bình người ấy. Đó là do bản thân tôi chưa làm trọn trách nhiệm.”
Chúng ta phải thường khởi tâm từ bi, quan tâm đến tất cả mọi người, chớ không nên có tâm oán hận, cũng không nên thất vọng đối với bất cứ một ai. Làm được như vậy mới gọi là “ Công đức vô lượng ”.
Nếu không thì bạn làm một chút công đức mà không được đền đáp thì bạn lại không làm việc tốt nữa. Thử hỏi như vậy có còn gọi là công đức không?
“Phải kết ân chớ không nên kết oán.”
ĐỪNG ĐỂ MÌNH TRỞ THÀNH KẺ PHỤ TÌNH
Phụ tình nghĩa là khi người khác có ân, có tình đối với bạn, nhưng bạn lại vì lợi ích của mình mà không nghĩ đến việc đền đáp, lại còn phụ rẫy người bạn ân tình của mình.
Là con người, ai cũng chỉ muốn nghĩ đến bản thân. Tuy cũng có người ban đầu cam tâm tình nguyện đưa cho bạn mà không yêu cầu đền đáp, nhưng sau cùng lại đòi lại tất cả. Nếu bạn không đưa thì họ nói bạn là kẻ phụ tình. Ở trong hoàn cảnh này, người bị cho phụ tình là đúng, vì đối phương yêu cầu thái quá, và không hợp lý.
Nhưng nói về người đã cho, thì khi đối xử tốt với người khác, không nên giữ trong lòng ảo tưởng và đòi hỏi. Đó gọi là thi ân mà không cần báo đáp. Nếu mình thương thật sự thì khi cho không có sự đỏi hỏi điều kiện, không cần họ phải trả lại, và càng không phải là sự chiếm hữu.
Việc cho người khác là kẻ phụ tình, thường là do ở mình tạo ra, một là bản thân mình cô phụ người khác, hai là mình làm cho người khác trở thành kẻ phụ tình.
Nếu bản thân mình bớt đòi hỏi một chút, thì mình sẽ không cảm thấy đối phương là người phụ tình, và cũng sẽ không vì oán hận mà muốn báo thù.
“Làm việc thiện không nên so tính, cũng không nên nghĩ đến việc báo đáp. Cho dù đối phương có xem bạn là người ân hay không, nếu thấy mình có khả năng thì nên giúp đỡ người.”
Là con người, ai cũng chỉ muốn nghĩ đến bản thân. Tuy cũng có người ban đầu cam tâm tình nguyện đưa cho bạn mà không yêu cầu đền đáp, nhưng sau cùng lại đòi lại tất cả. Nếu bạn không đưa thì họ nói bạn là kẻ phụ tình. Ở trong hoàn cảnh này, người bị cho phụ tình là đúng, vì đối phương yêu cầu thái quá, và không hợp lý.
Nhưng nói về người đã cho, thì khi đối xử tốt với người khác, không nên giữ trong lòng ảo tưởng và đòi hỏi. Đó gọi là thi ân mà không cần báo đáp. Nếu mình thương thật sự thì khi cho không có sự đỏi hỏi điều kiện, không cần họ phải trả lại, và càng không phải là sự chiếm hữu.
Việc cho người khác là kẻ phụ tình, thường là do ở mình tạo ra, một là bản thân mình cô phụ người khác, hai là mình làm cho người khác trở thành kẻ phụ tình.
Nếu bản thân mình bớt đòi hỏi một chút, thì mình sẽ không cảm thấy đối phương là người phụ tình, và cũng sẽ không vì oán hận mà muốn báo thù.
“Làm việc thiện không nên so tính, cũng không nên nghĩ đến việc báo đáp. Cho dù đối phương có xem bạn là người ân hay không, nếu thấy mình có khả năng thì nên giúp đỡ người.”
KHÔNG CÓ NGƯỜI NÀO HOÀN TOÀN XẤU
Theo quy định pháp luật của thế gian thì khi một người phạm tội, nhất định họ sẽ bị xử theo pháp luật, thậm chí phải lãnh án tử hình. Nhưng nhìn từ quan điểm của Phật giáo thì ai cũng có khả năng thành Phật. Trên cơ bản là không có ai hoàn toàn xấu cả, thậm chí ta có thể nói ai cũng đều là người tốt cả, chỉ có những người lỡ lầm mà làm việc xấu.
Người làm việc xấu gây tổn hại đến người khác là điều bất hạnh. Tất nhiên họ tạo tội là do các yếu tố hoàn cảnh bên ngoài và nội tâm bên trong.
Do đó, chúng ta nên thông cảm và tha thứ cho kẻ phạm tội. Điều quan trọng nhất là tìm biện pháp để ngăn ngừa phạm tội, chớ không nên để họ phạm tội rồi trừng phạt.
Quả thật họ phạm tội là một việc không tốt. Nhưng chúng ta cũng phải nên dùng tâm từ bi để sửa đối và tha thứ cho họ.
“Người gây tạo tội lỗi là người không hiểu thấu lý nhân quả. Vậy nếu muốn không tạo tội lỗi, bạn phải hiểu rõ nhân quả ba đời.”
Người làm việc xấu gây tổn hại đến người khác là điều bất hạnh. Tất nhiên họ tạo tội là do các yếu tố hoàn cảnh bên ngoài và nội tâm bên trong.
Do đó, chúng ta nên thông cảm và tha thứ cho kẻ phạm tội. Điều quan trọng nhất là tìm biện pháp để ngăn ngừa phạm tội, chớ không nên để họ phạm tội rồi trừng phạt.
Quả thật họ phạm tội là một việc không tốt. Nhưng chúng ta cũng phải nên dùng tâm từ bi để sửa đối và tha thứ cho họ.
“Người gây tạo tội lỗi là người không hiểu thấu lý nhân quả. Vậy nếu muốn không tạo tội lỗi, bạn phải hiểu rõ nhân quả ba đời.”
NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ NÊN CHỊU SỰ ỨC HIẾP KHÔNG?
Có người hỏi tôi: “Phật pháp giảng dạy mọi người nên sống từ bi, nhẫn nhục. Vậy nếu như có người chuyên ức hiếp thầy, thì thầy có chịu để cho họ ăn hiếp không? Họ xâm phạm lợi ích của thầy, thầy có chịu để cho họ xâm phạm không? Có người lợi dung kẽ hở của pháp luật để làm chuyện phi pháp. Thoạt nhìn, dường như họ vô tội, nhưng chính họ lại tạo thành rắc rối và hỗn loạn cho xã hội. Cũng giống như vậy, tín đồ Phật giáo có nên tha thứ cho họ không?”
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải đứng trên lập trường của một con người. Tôi là người, và họ cũng là người. Tôi nghĩ rằng giữa tôi và họ đều là những người bình thường. Vì vậy, về mặt xử lý pháp luật thì họ phạm tội gì phải xử họ theo khung hình phạt đó; đáng ngồi tù thì phải ngồi tù. Đồng thời, chúng ta cũng phải nên tìm cách để người đó sửa lỗi. Cho nên, không phải cứ hễ là một tín đồ Phật giáo thì để cho người khác ăn hiếp.
Chúng ta nên đứng trên quan điểm, lập trường của một con người để đề cao mình, khẳng định mình. Khi bạn khởi phiền não hay làm một việc gì đó sai thì việc trước tiên là bạn phải lấy tiêu chuẩn của một con người để giải quyết vấn đề. Là một con người, ai cũng có khuyết điểm, vì vậy họ cần có thời gian để sửa đổi.
“Tha thứ cho người khác vừa dứt trừ oan khiên, vừa giúp cho họ tỉnh ngộ để sửa lỗi.”
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải đứng trên lập trường của một con người. Tôi là người, và họ cũng là người. Tôi nghĩ rằng giữa tôi và họ đều là những người bình thường. Vì vậy, về mặt xử lý pháp luật thì họ phạm tội gì phải xử họ theo khung hình phạt đó; đáng ngồi tù thì phải ngồi tù. Đồng thời, chúng ta cũng phải nên tìm cách để người đó sửa lỗi. Cho nên, không phải cứ hễ là một tín đồ Phật giáo thì để cho người khác ăn hiếp.
Chúng ta nên đứng trên quan điểm, lập trường của một con người để đề cao mình, khẳng định mình. Khi bạn khởi phiền não hay làm một việc gì đó sai thì việc trước tiên là bạn phải lấy tiêu chuẩn của một con người để giải quyết vấn đề. Là một con người, ai cũng có khuyết điểm, vì vậy họ cần có thời gian để sửa đổi.
“Tha thứ cho người khác vừa dứt trừ oan khiên, vừa giúp cho họ tỉnh ngộ để sửa lỗi.”
KHÔNG CÒN GÂY SỰ NỮA
Tôi có một người đệ tử xuất gia, thường bị một đệ tử khác có tánh nóng nảy chọc giận đến nổi suýt chút nữa thì buông ra lời ác mắng, và không qua lại với nhau. Vị đệ tử đó than thở rằng: “Nếu tôi chưa xuất gia thì nhất định sẽ cho hắn một bài học để nhớ đời”.
Nhưng vị đệ tử kia đã là người xuất gia, vì vậy, những yêu cầu, đòi hỏi của chú ấy chỉ có tính tương đối, cho nên chú phải tích cự vận dụng phương pháp xuất gia để học hỏi, luyện tập điều phục tâm sân hận muốn báo thù của chú ấy. Đó cũng chính là dùng phương pháp tu định để dứt trừ bản ngã, thư thới đầu óc, thân thể, thần kinh, không quan tâm đến hành vi bạo ngược mà vị sư đệ kia gây cho mình, không ngừng hướng nội quán chiếu những phản ứng của thân tâm mình.
Nếu thường hành như thế, thì vị đệ tử muốn gây phiền não kia, dưới sự đối xử vui vẻ hoan hỷ của chú ấy, dù có muốn gây sự cũng không được. Ngược lại, người gây chuyện kia còn cảm thấy người mình hại có tánh từ bi, còn mình thì không bằng.
Đây chính là dùng phương pháp tu định để hòa ái, hóa giải thù hận giữa mình và đối phương.
“Nếu trong đời quá khứ bạn kết thù với rất nhiều người thì đời này bạn sẽ bị nghịch cảnh dày vò”.
Nhưng vị đệ tử kia đã là người xuất gia, vì vậy, những yêu cầu, đòi hỏi của chú ấy chỉ có tính tương đối, cho nên chú phải tích cự vận dụng phương pháp xuất gia để học hỏi, luyện tập điều phục tâm sân hận muốn báo thù của chú ấy. Đó cũng chính là dùng phương pháp tu định để dứt trừ bản ngã, thư thới đầu óc, thân thể, thần kinh, không quan tâm đến hành vi bạo ngược mà vị sư đệ kia gây cho mình, không ngừng hướng nội quán chiếu những phản ứng của thân tâm mình.
Nếu thường hành như thế, thì vị đệ tử muốn gây phiền não kia, dưới sự đối xử vui vẻ hoan hỷ của chú ấy, dù có muốn gây sự cũng không được. Ngược lại, người gây chuyện kia còn cảm thấy người mình hại có tánh từ bi, còn mình thì không bằng.
Đây chính là dùng phương pháp tu định để hòa ái, hóa giải thù hận giữa mình và đối phương.
“Nếu trong đời quá khứ bạn kết thù với rất nhiều người thì đời này bạn sẽ bị nghịch cảnh dày vò”.
BỐN LẠNG HƠN NGÀN CÂN
Nếu có người muốn ăn miếng trả miếng với bạn thì việc trước hết là không nên báo thù. Vì nếu như người ta phóng hỏa, mà bạn lại châm thêm dầu thì càng nguy to. Còn nếu bạn đi đâu đó chốc lát, rồi trở lại hòa giải thì có thể chuyển nguy thành an.
Trong xã hội này, thường xảy ra những chuyện vụn vặt. Nếu chúng ta không nhẫn được thì sẽ sinh ra đại loạn. Bạn hãy nên nghĩ đến tương lai của bản thân mình. Tuyệt đối không nên ăn miếng trả miếng, ra đòn trả đòn. Tất nhiên sẽ có người phản bác: “Nếu không chống lại thì kết quả người bị tiêu diệt chính là mình”. Trên thực tế, chúng ta không chống lại chẳng phải vì chúng ta sợ hãi, trốn tránh, mà là lấy tĩnh chế ngự động.
Trong thuật của Trung Quốc gọi đó là “Bốn lạng hơn ngàn cân”. Đạo Lão gọi là “Lấy lui làm tiến”. Còn Phật giáo thì là “ Lấy không đối có”.
“Không ” bao gồm sức mạnh vô hạn. “ Có” dù lớn, nhiều bao nhiêu cũng là có hạn. “Có ” mãi mãi vẫn nằm trong “không”. Vì vậy, trước hết chúng ta cần phải nhẫn nhục, rồi sau đó mới dùng lý trí để xử lý vấn đề. Cuộc chiến vĩ đại nhất là cuộc chiến không dùng đến một binh, một tướng nào. “Lấy không đối có” trong Phật giáo, có thể gọi là cách vận dụng binh pháp tối thượng thừa.
“Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất.”
Trong xã hội này, thường xảy ra những chuyện vụn vặt. Nếu chúng ta không nhẫn được thì sẽ sinh ra đại loạn. Bạn hãy nên nghĩ đến tương lai của bản thân mình. Tuyệt đối không nên ăn miếng trả miếng, ra đòn trả đòn. Tất nhiên sẽ có người phản bác: “Nếu không chống lại thì kết quả người bị tiêu diệt chính là mình”. Trên thực tế, chúng ta không chống lại chẳng phải vì chúng ta sợ hãi, trốn tránh, mà là lấy tĩnh chế ngự động.
Trong thuật của Trung Quốc gọi đó là “Bốn lạng hơn ngàn cân”. Đạo Lão gọi là “Lấy lui làm tiến”. Còn Phật giáo thì là “ Lấy không đối có”.
“Không ” bao gồm sức mạnh vô hạn. “ Có” dù lớn, nhiều bao nhiêu cũng là có hạn. “Có ” mãi mãi vẫn nằm trong “không”. Vì vậy, trước hết chúng ta cần phải nhẫn nhục, rồi sau đó mới dùng lý trí để xử lý vấn đề. Cuộc chiến vĩ đại nhất là cuộc chiến không dùng đến một binh, một tướng nào. “Lấy không đối có” trong Phật giáo, có thể gọi là cách vận dụng binh pháp tối thượng thừa.
“Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất.”
Pháp Sư Thánh Nghiêm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét