ĐIỀU NGƯỜI ĂN CHAY CẦN
BIẾT!
Dược sĩ QUÁCH HIỆP HƯNG
Ăn chay là một
trong những phương cách để thanh lọc cơ thể cũng như tâm hồn. Ăn chay là một
biện pháp để rèn luyện đức hạnh, tập khép mình trong khuôn khổ, hãm mình để
biết cảm thông chia sẻ cùng vạn linh sanh chúng.
Tinh thần ý nghĩa
là như thế, nhưng ngày nay việc ăn chay đã bị biến tướng quá nhiều! Cùng với
tiến bộ của khoa học công nghệ chế biến thực phẩm theo cùng phong trào ăn kiêng
của dân chúng những nước đã phát triển xuất hiện ngày càng nhiều.
Nơi đây chúng ta
phân biệt hai trường hợp: “đồ
chay giả mặn” và “đồ mặn giả chay”.
Với “đồ chay giả
mặn” là những món chay mà nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật được bàn tay
khéo léo của đầu bếp tạo nên với hình thức trông giống như đồ mặn. Thí dụ: thịt
heo quay (với bột năng, tàu hủ ky hay bánh mì chiên, ngũ vị hương), trứng cút
(với agar và đậu xanh) v.v…
Còn với các loại “đồ
chay Đài Loan” hiện nay mà thực chất phần lớn là “đồ mặn giả chay”. Có khá nhiều món khi được đem xét nghiệm,
người ta thấy có sự hiện diện của các ADN động vật!!! (Theo báo cáo từ Đài Loan vào ngày 10 tháng
6 năm 2004 ở một số trang web Phật giáo trên internet). Người sản xuất phải làm
như thế để có mùi và vị của món mặn hầu thu hút thực khách có nhu cầu “ăn
kiêng” của phương Tây (giảm mỡ và protid động vật) chứ không phải là ăn chay
theo quan niệm truyền thống của các tôn giáo phương Đông (tránh sát sanh). Các
món như “hem”, “mực”, “thịt bò viên” v.v… là những thí dụ điển hình.
Người Âu Mỹ phân
biệt hai mức độ ăn kiêng: những người ở cấp thứ nhứt được gọi là “Vegetarian”
tuy ăn rau củ nhiều nhưng vẫn có thể dùng trứng hay dùng nước súp động vật đã
loại bớt mỡ. Còn ở cấp thứ hai được gọi là “Vegan”, những người này ăn uống
đúng theo chế độ ăn chay truyền thống của Á Đông. Bởi thế khi vào một nhà hàng
ở Âu Mỹ gọi món chay, người quản lý nhà hàng sẽ hỏi thực khách ăn chay theo Á
Đông hay ăn kiêng để phục vụ đúng theo sở thích của khách hàng. Chúng tôi có
một người chị là chủ một nhà hàng ở Ontario – Canada, chị kể rằng khi khách
hàng nói ăn chay theo nhà Phật thì phải dọn thức ăn chỉ toàn rau củ nhưng nếu
khách nói ăn kiêng thì tô nước súp chay phải cho thêm một giá nước súp xương
heo hay xương bò tùy theo món mì hay phở để có vị và mùi như đồ mặn!
Vì thế tại những nhà
máy sản xuất thực phẩm ăn kiêng thuộc khu chế xuất Bình Dương, người ta có thể
thấy nguyên liệu là đầu tôm được mua lại từ nhà máy chế biến tôm xuất khẩu để
xay lấy nước cốt rồi hoà vào khối bột nhão với một ít màu cam trước khi qua máy
tạo hình để làm ra những con tôm. Tại đây cũng có những container nguyên liệu nhập khẩu với bao bì
ghi rõ: “xác thịt bò ép khô”, “bột cá”, “bột thịt”!
Việc sản xuất các
loại thực phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu của một số đông người ăn kiêng ở
nhiều nước. Tuy nhiên do cách dịch sang tiếng Việt của một số nhà nhập khẩu
người Việt đã gây những hiểu lầm tai hại với những người ăn chay thật sự! Thay
vì phải dịch là “thực phẩm ăn kiêng” người ta lại dịch thành “thực phẩm chay”
cho nên đã gây sự lầm tưởng cho nhiều người!
Thấy thị trường đồ
chay có cơ hội phát triển nên hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất nhỏ cũng bung
ra sản xuất chế biến. Để có thể tạo món chay có hình dáng và hương vị giống như
món mặn, người ta phải sử dụng nhiều loại hóa chất tạo mùi, tạo màu v.v… Sau
khi dùng các thực phẩm loại này, chúng ta rất dễ dàng cảm nhận được mùi hương
vẫn còn tồn tại trong nước tiểu trong khi nếu cũng dùng món đó là thủy hải sản
thật sự thì lại ít cảm nhận mùi trong nước tiểu. Đây là tín hiệu báo động cho biết người ta đã phải dùng một
tỷ lệ khá cao hóa chất để tạo nên mùi vị!
Với ý nghĩa ăn chay
để thanh lọc cơ thể thì trong trường hợp với những món chay có thực phẩm Đài
Loan, ngày nay với một trong những thương hiệu nổi tiếng như thực phẩm Âu Lạc,
đã đáp ứng nhu cầu ăn kiêng nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của người ăn
chay. Trái lại nếu thường xuyên ăn các món này, với người còn ăn chay kỳ, trong
một thời gian dài và ăn liên tục trong cả tháng như tháng giêng, tháng bảy hay
tháng mười v.v… thì không những
đã không thanh lọc được cơ thể mà trái lại đang tự cung cấp những tác nhân xấu,
đầu độc chính mình và sẽ gây ra một số bệnh về sau!
Còn đối với người
tu tịnh cao cấp, trong khi ăn chay trường đã phải cử “ngũ vị tân” mà lại “bị”
đưa các protein động vật cũng như hóa chất độc hại vào cơ thể thì thật là đáng
buồn!
Người nấu đồ chay
mà lại dùng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì không những đã
không trợ duyên cho người tu nên không được công đức mà trái lại đang vô tình
làm giảm phần phước đức của mình!!! Vì thế đây là vấn đề rất nghiêm trọng cho
các đầu bếp cũng như các quán tiệm chay giữa “phước” và “tội” !!!
Người còn ăn chay
kỳ với thói quen thích dùng các món chay Âu Lạc sẽ rất chậm tiến trên con đường
tiến hoá tâm linh vì tư tưởng hưởng thụ, khoái khẩu vẫn đeo mang nên nghiệp lực
cứ chồng chất thêm cao! Và tương lai ngày sau, sức khỏe chắc chắn cũng sẽ có
nhiều vấn đề!!!
Người đã tiến lên ăn
chay trường, cho dầu đã bước vào đường Thiên Đạo hay chưa, cũng không nên dùng
những món chay giả mặn có hình thức y như động vật. Thí dụ: trong món gỏi có
móng chân gà v.v… trong món lẩu có tôm, mực, v.v… vì “hình thức sẽ gây ý thức”.
Ăn chay mà mấy món mặn cứ còn lởn vởn trong đầu thì khó tu tiến!
Người tín hữu Cao
Đài, mức chuẩn của trai kỳ là dùng 10 ngày chay mỗi tháng, trong những ngày này
phải ý thức rõ như những vị đã bước lên hàng trường trai tịnh luyện, rằng không
được ăn những thực phẩm chay Đài Loan vì thực chất hầu như chỉ là đồ mặn.
Trong mỗi gia đình
và ở mỗi Thánh thất, Thánh tịnh vai trò của người đầu bếp phụ trách bếp ăn trở
nên hết sức quan trọng nhứt là phái nữ chiếm đa số. Những kiến thức về khoa học
dinh dưỡng và kỷ thuật chế biến khéo léo cùng với những hiểu biết về nguồn gốc
của các loại thực phẩm sẽ góp phần quan trọng giúp cho người thân trong nhà
mình và đạo hữu có được những buổi ăn chay ngon miệng đúng ý nghĩa chứ không vô
tình rơi vào hoàn cảnh bị ăn phải “đồ mặn giả chay”!
Hiện nay, nắm bắt
được nhu cầu của những người ăn chay chân chính theo quan niệm Đông phương, một
số nhà hàng chay VEGAN quảng cáo công khai thực đơn chay thuần thực vật để phục
vụ thực khách như thế cũng đáp ứng được nhu cầu “tu tiến” chánh đáng của một bộ
phận khách hàng.
Những quán chay, nhà
hàng có đề chữ Vegetarian, được hiểu chính xác chỉ là nơi bán đồ ăn
kiêng mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét