Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây - Một phương pháp tập thể dục giúp tăng cường nguồn năng lượng rất dồi dào cho cơ thể




Rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây  - Một phương pháp tập thể dục giúp tăng cường nguồn năng lượng rất dồi dào cho cơ thể 


1. Phương pháp rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây:
Tìm nơi thoáng mát, không khí trong lành, mặc quần áo rộng rãi. Đứng thẳng (luôn giữ thẳng lưng và cổ), hai chân dang ra song song ngang vai, hai mắt nhắm lại, miệng ngậm và đầu lưỡi chạm nướu răng hàm trên.
Hai cánh tay đưa ra ôm tròn trước ngực giống như đang ôm một thân cây ở trước mặt của mình (10 đầu ngón tay thả lỏng tự nhiên và cách nhau khoản từ 5 đến 10 phân), 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể, các ngón tay khép lại duỗi thẳng tự nhiên (ngón tay cái để hở tự nhiên so với ngón trỏ), lòng bàn tay hướng vào phía ngực, lưng bàn tay hướng ra phía trước. Hít thở điều hòa và từ từ chậm rãi xoay tròn hông, 2 đầu gối từ trái qua phải (xoay thuận theo chiều kim đồng hồ), xoay đều liên tục như vậy trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút cho mỗi lần tập (gần giống như động tác lắc vòng nhưng được thực hiện một cách từ từ chậm rãi và hơi nhúng xoay tròn 2 đầu gối một chút). Trong lúc xoay tròn người từ trái qua phải mọi người hãy cố gắng giữ cho tâm ý trống không (hạn chế tối đa việc nghĩ ngợi lung tung), chỉ chú ý luôn giữ cho hơi thở sâu, chậm rãi và điều hòa.
Ghi chú:
- Việc xoay tròn phải được thực hiện liên tục trong khoản thời gian từ 20 đến 45 phút, tuyệt đối không nên dừng lại một cách quá đột ngột để xử lý một công việc nào đó phát sinh trong lúc mình đang luyện tập vì như thế sẽ dễ gây ra nhức đầu hoặc chóng mặt. Trước khi muốn dừng lại hẳn thì mọi người hãy nói thầm trong đầu mình 3 lần: “Tạm dừng! Tạm dừng! Tạm dừng!”, rồi từ từ vẫn tiếp tục xoay nhẹ theo đà của lực quán tính cho đến khi cơ thể mình dừng lại hẳn rồi mới chuyển sang làm công việc khác.
- Trong lúc xoay tròn người như vậy thì mọi người hãy giữ cho 2 cánh tay luôn được cố định theo tư thế ôm tròn trước ngực và 2 nách vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể. Rất có thể trong những lần tập đầu tiên mọi người sẽ cảm thấy rất mỏi và đau nhức ở 2 cánh tay nhưng khi cố gắng kiên trì thực hiện chuyên cần trong vòng 1 tuần lễ là cơ thể sẽ dần thích nghi với tư thế này.
2. Những ích lợi từ phương pháp rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây mang lại:
* Tự điều chỉnh cân bằng lại cơ thể:
- Khi mọi người rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây thì những dây thần kinh chằn chịt, sợi gân, màng hoạt dịch tạo thành cái mà ta có thể gọi là một bộ xương thứ hai. Trong tình trạng này các cơ bắp hầu như bị lãng quên mà chỉ có sự căng thẳng nhẹ xảy ra, các sợi gân sẽ được tăng cường và làm dễ dàng sự vận chuyển dịch não tủy. Chất dịch não tủy này lưu thông trong những sợi gân và dẫn lưu trong hệ thống bạch huyết để nuôi dưỡng các khớp xương, các tế bào và các xương sụn. Rung động thư giản sẽ tác động trên trục não tủy làm kích thích sự sản sinh dịch não tủy vì gân dây chằng bao quanh tủy sống được kéo giãn ra. Đây là tư thế rất lý tưởng cho việc sản xuất loại chất dịch này. Nhờ sự luân chuyển của chất dịch não tủy này sẽ giúp cho cơ thể ngày càng trở nên tự điều chỉnh thẳng và cân bằng hơn, các bệnh lý về cột sống cũng từ từ giảm hẳn và ý thức từ đó cũng sẽ được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.


 

* Tăng cường và cân bằng nguồn năng lượng âm dương cho cơ thể:
- Nhờ rung động thư giản theo tư thế ôm thân cây sẽ giúp cho việc thu năng lượng Âm của đất vào cơ thể qua 2 lòng bàn chân (huyệt Dũng Tuyền) và nguồn năng lượng Dương của Trời qua đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), từ đó giúp cân bằng âm dương trong cơ thể và tăng cường nguồn năng lượng cho cơ thể một cách rất dồi dào. Nhờ vậy mà cơ thể ngày trở nên cường tráng hơn, khí lực cơ thể ngày càng mạnh mẽ, tinh thần minh mẫn, tăng tính miễn dịch, loại trừ sự mệt mỏi…
- Động tác xoay tròn hông sẽ giúp dần dần khai mở được 2 đại huyệt là Mệnh Môn và Quan Nguyên (gần huyệt Khí Hải), từ đó sẽ giúp cho việc tăng cường Nguyên khí để nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể.
* Đẩy dần độc tố và các mầm bệnh ra ngoài cơ thể:
- Việc dang tay ra, căng hai vai vuông góc với chiều thẳng đứng của cơ thể để mở rộng xương đốt sống cổ thứ 7 (huyệt Đại Chùy) xuống các đường kinh Dương để gặp nhau ở một điểm ngay phía dưới. Việc rung động nhẹ nhàng, mở rộng hai bên nách sẽ giúp cho nguồn năng lượng xấu từ lồng ngực thoát ra phía các ngón tay được dễ dàng hơn.
- Rất có thể trong lúc khởi đầu thực hành động tác này mọi người sẽ gặp các phản ứng sau: đổ mồ hôi nhiều, buồn nôn, ngứa khắp vùng trên cơ thể, mệt mỏi, nước tiểu sậm màu hoặc gia tăng lượng nước tiểu… Các triệu chứng này sẽ dần biến mất sau vài ngày. Nếu là bệnh nặng có thể kéo dài lâu hơn hoặc sẽ có các dấu hiệu trầm trọng hơn. Tuy nhiên dù có hay không có các triệu chứng trên, nếu mọi người luyện tập thường xuyên theo động tác rung động này mỗi ngày thì việc loại bỏ các độc tố và các mầm bệnh vẫn tiếp tục diễn ra mà mình có thể không thể nhận ra. Những ai nhạy cảm sẽ cảm nhận một cách rõ ràng hơn như cảm nhận được cơ thể của mình ngày càng trở nên nhẹ nhàng hơn, phấn khởi hơn. Ở một số người khác thì một vài căn bệnh cũ có thể bị tái phát rồi sau đó sẽ biến đi vĩnh viễn giống như năng lượng đã tẩy rửa những dấu vết độc tố và mầm bệnh tiềm ẩn trong các tế bào của cơ thể.
* Giúp khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6:
- Trong Cảm Xạ Học, “Rung động thư giản tư thế ôm thân cây” là một bài tập rất quan trọng và không thể thiếu được vì nhờ động tác này sẽ giúp khai thông các đường kinh mạch, dần dần khai mở các tiềm năng trong cơ thể và giúp cơ thể ngày càng nhạy cảm hơn với giác quan thứ 6.
Chánh Tuân.


Những bài viết có nội dung tương tự

Một phương pháp hít thở thật đơn giản nhưng rất bổ ích cho sức khỏe:
http://tongiaocaodai.blogspot.com/2012/03/mot-phuong-phap-hit-tho-rat-on-gian.html

Đạt Ma Dịch Cân Kinh - Một phương pháp tập thể dục giúp 

phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả:

http://tongiaocaodai.blogspot.com/2010/09/at-ma-dich-can-kinh.html 

Tác dụng của việc rung chân vô thức:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét