Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Hành trang quý


HÀNH TRANG QUÝ

 Lời Tựa


Trong nhịp sống quay cuồng, tất bậc với công việc mưu sinh, chúng ta không tránh khỏi phiền muộn thù hận. Nguyên nhân chính của những muộn phiền thù hận này là do chúng ta không hiểu được lý nhân quả và nhân duyên của Phật giáo. Hòa Thượng Thánh Nghiêm là một trong các vị cao tăng Phật giáo tại Đài Loan hiện nay, đã đúc kết những kinh nghiệm tu chứng của mình để viết lên tập sách với tựa đề là “Làm Thế Nào Để Hóa Giải Hận Thù?” Chúng tôi có cơ duyên nhận được quyển sách này và nhận thấy nó giá trị rất cao, nên mạo muội đem chút tài hèn để phiên dịch sang tiếng Việt, với mong muốn qua tập sách nhỏ này, mọi người sẽ nhận rõ hơn về những hành nghiệp của mình và qua đó thực tập để có cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, lợi ích cho mọi người. Vì ngôn từ cạn cợt, sức học kém cỏi, nên không tránh khỏi sai ý khi chuyển ngữ, kính mong các vị hỷ xả cho. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các vị Phật tử hảo tâm đã nhiệt tình đóng góp tài chánh, giúp chúng tôi thực hiện thành công tập sách này. Chúng tôi thành tâm cầu nguyện đức Bồ Tát Quán Thế Âm từ bi gia hộ cho tất cả các vị cùng tất cả Pháp giới chúng sanh đều được bình an hạnh phúc trong ánh từ quang của chư Phật.

Tịnh Xá Phổ Giác ngày 15 tháng 07 năm 2007.
Tỳ Kheo Minh Kiết cẩn đề.

Tiểu Sử Pháp Sư Thánh Nghiêm
Pháp sư sanh năm 1930 tại huyện Nam Thông, tỉnh Giang Tô. Ngài xuất gia năm 13 tuổi, đã từng nhập thất 6 năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan. Sau đó ngài đi du học ở Nhật Bản và lấy bằng tiến sĩ văn học tại trường đại học Lập Chính năm 1975.
Ngài là một thiền sư, một lãnh tụ tôn giáo và tinh thần, nhà giáo dục, học giả, nhà văn nổi tiếng quốc tế. Ngài đặc biệt chú trọng việc đề xướng giới hạnh, thiền tu thực tiển, tri kiến rõ ràng. Ngài còn đem nghĩa lý Phật học tinh thâm kết hợp với phương pháp dưỡng sinh đơn giản dễ hiểu để chỉ dẫn hoạt động tu thiền.
Mục tiêu mà pháp sư muốn tuyên truyền đó là đề cao phẩm chất của con người, xây dựng cõi tịnh độ nhân gian; chủ trương dùng giáo dục để thực hiện vấn đề cần quan tâm và dùng sự quan tâm này để đạt được mục đích giáo dục.
Ngài sáng lập ra trường đại học xã hội nhân văn, với hệ thống từ thiện, văn hóa giáo dục, các khóa tu thiền trong và ngoài nước núi Pháp cổ, đại học Tăng-già, đạo tràng Tăng Đoàn, 7 hội từ thiện, bốn tờ tập san định kỳ bằng hai thứ tiếng Hoa, Anh.
Gần một trăm tác phẩm của ngài được xuất bản bằng ba thứ tiếng Hoa, Nhật, Anh tại các châu Á, châu Âu và Châu Mỹ.
LẤY OÁN BÁO ÂN
Khi bạn làm việc thiện mà người ta có ý đền đáp, thì bạn nên nghĩ như vầy: “Người này được ta giúp đỡ, nên trong lòng cảm ân muốn báo đáp, thật là một người có thiện căn, là một người biết ân và đền ân”.
Còn nếu gặp phải người không biết báo ân thì bạn nên nghĩ: “Hiện tại có thể là họ không có điều kiện để báo đáp mình, có lẽ sau này họ hiểu ra và sẽ ban ân cho nhiều người hơn”. Mục đích gieo trồng của con người không phải là để cho mình mà là sau khi thu hoạch, cung cấp cho người khác. Người làm được như vậy mới có được niềm vui.
Nếu ta gặp phải kẻ lấy oán báo ân thì phải làm như thế nào để có được tâm hoan hỷ?
Gặp phải tình cảnh như vậy bạn nên nghĩ rằng:
“Người nhận sự giúp đỡ của ta mà lại đi hại ta. Hành động này là giúp ta thành tựu hạnh nhẫn nhục, tâm tinh tấn, tâm bất động, tâm từ bi. Cho nên họ chính là sự hoá hiện của một bậc đại Bồ Tát. Vậy thì tại sao ta lại không hoan hỷ?”
Nếu bạn nghĩ được như vậy thì bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sanh tâm hoan hỷ mà không có sự hối hận.
“Dù bạn đã làm hàng trăm việc có lợi cho người mà không hề được người đền đáp chút nào, bạn vẫn phải kiên trì làm tiếp. Đó chính là “ kiên trì không ngừng nghỉ”.
VIỆC QUÁ KHỨ, HÃY ĐỂ CHO NÓ QUA ĐI!
Tôi đã từng gặp một bà nọ. Bà ấy luôn than vãn với tôi rằng, con bà bị người ta hảm hại phải chịu tàn phế suốt đời.
Có lẽ bà ta cho rằng, sau khi than vãn với tôi như vậy, bà sẽ được đền bù một chút tinh thần?
Nhưng tôi không có an ủi bà ta mà ngược lại tôi còn nói: “Chuyện quá khứ hãy để cho nó qua đi, trách móc mãi cũng không có ích lợi gì. Việc duy nhất bà cần phải làm bây giờ đó chính là tìm cách cứu chữa con bà.”
Thật ra, tất cả những việc không như ý đều phát sinh từ nhân quả. Có lẽ đời này, bạn chưa làm một việc gì ác, nhưng ai dám chắc rằng đời trước, rồi đời trước nữa, bạn đã không làm việc ác?
Nếu chúng ta khẳng định được quy luật nhân quả thì đối với những việc không như ý mà chúng ta gặp phải, không phải ta chỉ không oán hận mà còn phải tích cực nổ lực để cải thiện vận mệnh sau này.
“Khi gặp chuyện đau buồn, bạn hãy nghĩ rằng đó là cái quả mà mình phải lãnh do nhân gieo trồng đời trước,  nghĩ được như vậy bạn sẽ hết đau buồn.”
ĐỜI TRƯỚC NỢ QUÁ NHIỀU
Nếu có một số người hiểu sai về bạn quá nhiều, thậm chí còn nói với bạn những lời bực tức như vầy: “Người bạn nào ta cũng cần, nhưng ta không cần người bạn như ngươi, dù ta phải xuống diêm vương, ta cũng không nhận ngươi là bạn; Ngay cả thế giới cực lạc, nếu có mặt ngươi ở đó thì ta cũng không muốn đến”.
Gặp phải hạng người này, bạn không cần phải để ý quá. Họ đã giận bạn đến mức độ này, thì tốt nhất là bạn nên tự nói với mình: “Mình nghiệp chướng sâu nặng, đời trước mình đã mắc nợ quá nhiều, mình thật xấu hổ, mình phải sám hối, mình cầu nguyện cho anh ta không còn oán hận mình nữa, và nguyện rằng giữa chúng ta không tăng thêm thù hận, không nên oan gia tương báo. Cũng nguyện rằng nghiệp chướng của mình sớm được tiêu trừ”.
Nếu bạn có thể tự nói những lời hoá giải như vậy thì trong lòng bạn sẽ không còn cảm thấy khó chịu nữa.
“Nếu muốn lìa khổ được vui thì trước hết bạn phải không tạo các việc ác, rồi sau đó bình thản nhận lãnh quả báo. Trong khi thọ báo thọ khổ bạn cũng nên cứu khổ cứu nạn.”
MỘT GÁNH GẠO NUÔI MỘT KẺ THÙ
Tôi đã từng giúp đỡ một thanh niên ra nước ngoài học chuyên ngành. Đó chỉ là sự giúp đỡ đơn thuần, chớ không phải vì mắc nợ anh ta điều gì cả. Kết quả là anh ta không những không cảm ân mà lại còn oán trách tôi giúp ít.
Có câu nói như vầy: “Một chén cơm nuôi một người ân, một gánh gạo nuôi một kẻ thù”. Ý là nói, khi trong bụng người ta đang đói, bạn cho họ một chén cơm ăn, thì họ vô cùng cảm kích. Nhưng nếu bạn cho họ một gánh gạo ăn thì sau này khi không còn đủ sức cung cấp nữa thì họ sẽ trở lại oán bạn: “Đã cho tôi ăn lâu như vậy, tại sao bỗng chốc lại ngưng? thật là đáng ghét!”
Gặp tình cảnh này thì thường là họ ấy oán làm ân. Một người vong ân phụ nghĩa thì mãi mãi sẽ không thấy thỏa mãn, mãi mãi căm ghét người ân của mình.
Ngược lại lúc khốn khổ, nếu được uống một ngụm nước, ăn một miếng cơm, thậm chí được hít thở một bầu không khí, cũng đều cảm thấy mãn nguyện, và nghĩ rằng mình phải nói lời cảm ân. Hiểu được như vậy thì ngày nào ta cũng sống vui vẻ trong thế giới này.
Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận đó chính là cảm ân. Người không có lòng cảm ân thì ít nhiều gì cũng sanh tâm oán hận.
“Cách tốt nhất để tiêu trừ lòng oán hận là phải nhìn người và sự việc ở góc độ cảm ân”
SAI LẦM LỚN NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI
Lúc lão Hòa thượng Quảng Khâm còn sống, có một vị pháp sư viết rất nhiều bài phê bình Ngài.
Khi người khác đem bài phê bình ấy đến cho ngài xem thì ngài không có dùng những lời mắng như: “Vị pháp sư kia là ma quỷ, tôi đâu phải là người như vậy, tại sao ông ấy lại mắng tôi như thế. Ông ấy có còn là pháp sư không?”
Ngược lại, Hòa thượng chúng ta nhận lỗi với mọi người: “Các vị không nên khó chịu, người mà pháp sư ấy mắng chính là tôi, tôi đáng bị mắng như thế. Vì tôi nghiệp chướng nặng, lạy Phật chưa đủ, tu hành cũng chưa trọn. Tôi thành thật xin lỗi các vị. Tôi cũng xin lỗi vị pháp sư kia, vì tôi đã làm người phiền não. Tôi muốn xin sám hối vị ấy.”
Vì tấm lòng của ngài rộng lớn như thế cho nên được mọi người sùng kính. Khi ngài viên tịch hỏa táng, dù môn đồ không có thông báo cho mọi người biết nhưng có mấy trăm nghìn người đến tưởng niệm ngài. Ngay cả vị pháp sư viết bài phê bình kia cũng có mặt.
Khi vị pháp sư kia viết bài phê bình hòa thượng, vị ấy cho rằng những lời mắng của mình là đúng. Nhưng sau khi nghe được những lời phản ứng của lão hoà thượng Quảng Khâm thì vị ấy cảm thấy là việc sai lầm lớn nhất trong đời mình đó chính là mắng hoà thượng Quảng Khâm, và đó cũng là điều tiếc nuối mà không có gì bù đắp nổi.
“ Trên đời này không có việc gì là đúng cả, và cũng không có người nào là xấu cả. Hiểu được như vậy thì bạn sẽ không còn oán trách người.”
OAN GIA VUI VẺ
Tuy có câu nói: “Tình đến chỗ sâu, không còn oán hận”, nhưng sự tiếp xúc giữa những người thân với nhau càng nhiều thì sẽ sanh ra mâu thuẩn tình cảm và sự xung đột dữ dội càng nhiều, và oán hận càng sâu. Do đó mới có việc nghịch tử giết cha, giết mẹ; hoặc cha mẹ hận vì con không thành tài mà lỡ tay đánh chết con.
Trong cuộc đời của chúng ta, giữa hai bên nên kết thân gia thì tốt, còn nếu lỡ làm oan gia thì thôi. Tất cả chúng ta đều có ân oán với nhau, nhưng vì vô minh nên chúng ta không dễ gì phân biệt rõ ràng. Nhưng thông thường, sự kết oán thì nhiều, còn kết thân thì ít, cho nên đời sau, chúng ta tiếp tục làm người thân hay là oan gia. Đó gọi là “không phải oan gia không tụ hội”. Chẳng phải có một số người gọi người tình của mình là “tiểu oan gia” đó ư? Sự tụ hội “oan gia vui vẻ” này đủ để chứng minh sự vướng mắc không rõ ràng giữa ân ái và oán hận.
Cách cư xử giữa con người với nhau tốt nhất là nên kết ân chớ không nên kết oán. Một gia đình, đoàn thể, xã hội mà kết thân không kết oán thì mọi người đều có cuộc sống vui vẻ. Nếu chỉ nhớ oán mà không nhớ ân thì giữa hai bên cư xử sẽ không được vui vẻ, và trở thành nổi giày vò.
“Vợ chồng có duyên mới gặp nhau, vì vậy duyên tốt hay xấu cũng là duyên. Con cái là nợ, vì vậy dù đòi nợ hay trả nợ cũng là nợ mà thôi.”
TẠI SAO ĐỂ MÌNH TÔI CHỊU KHỔ
Con người do bất mãn với hoàn cảnh, với người khác hay với chính bản thân mà sanh tâm oán hận, cảm thấy không công bằng, mà khi tâm cảm thấy không công bằng thì sẽ sanh ra oán hận, và thế là “oán trời trách người”. Họ oán trách cái thế giới này tại sao bất công đối với mình, chỉ có một mình mình chịu khổ. Tại sao nỗi khổ lại thuộc về mình mà không ở người khác?
Họ trách móc, tự trừng phạt, tự thương xót và cho rằng “Ông trời không có mắt. Bản thân mình rõ ràng là không có làm gì sai, ngược lại có rất nhiều người làm sai, nói những lời sai vậy mà họ lại có một cuộc sống rất yên ổn. Thật là “ người tốt yểu mạng, người xấu sống lâu”!”.
Ngạn ngữ phương tây có câu:
“Khi bạn đang oán hận một người nào đó, thì bạn trở thành nô lệ của họ”. Khi bạn không ngừng oán hận chính phủ không tốt, hoàn cảnh không tốt, bạn bè không tốt, mọi thứ đều không tốt thì thật ra chính bạn tự tạo bất hạnh cho mình. Vì trên thế giới không phải tất cả mọi người đều là người xấu, và cũng không phải mọi việc đều là việc xấu. vấn đề là ở chổ bạn cần phải điều chỉnh lại cách nhìn đối đãi của bạn về mọi sự vật.
“Cái khổ không do người khác hay hòan cảnh gây tạo, mà là do chính mình gây tạo.”
XEM NHƯ VỊ BỒ TÁT
Có một cặp vợ chồng nọ, sinh ra một đứa con bị tàn tật. Họ vô cùng đau khổ. Vì không nỡ để con chịu tội báo suốt cuộc đời và họ cũng sợ lãnh trách nhiệm chăm sóc đứa con tàn tật ấy, cho nên có lúc họ suýt giết chết đứa bé.
Tôi bảo hai vợ chồng rằng: “ Mỗi người đều có phúc báo riêng của mình, ông bà nên xem đứa trẻ này như một vị Bồ Tát, nó đến đây để độ hai người. Nếu nó có dày vò hai người đó cũng chỉ là vì muốn hai người có được sự thể nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống. Vì trong quá trình chăm sóc đứa bé này, hai người có thể hiểu được thế nào là từ bi, thế nào là tình thương không riêng tư, không oán hận.”
Và kết quả là họ giữ đứa con của mình lại. Điều kỳ diệu là kể từ khi đứa trẻ này sanh ra thì sự nghiệp của họ càng ngày càng phát triển tốt, và trong sự giúp đỡ nhau chăm sóc đứa con thì tình cảm của hai vợ chồng càng ngày càng hoà thuận.
Sau cùng, họ nhận định đứa bé này đúng là một vị Bồ Tát, vì nó mà gia đình có được phúc báu, có được vui vẻ. Từ đó, họ sanh lòng cảm ân đứa trẻ.
“Khi gặp hoàn cảnh thuận nghịch tăng thượng, bạn hãy nên đối xử bằng tâm bình thường và lòng cảm ân”
CỚ GÌ TỰ LÀM KHỔ THÊM
Trong một buổi thuyết pháp nọ, tôi có hỏi thính chúng: “Trong đây có ai kết hôn trên mười năm mà giữa hai vợ chồng chưa từng cải nhau hay chưa?” Kết quả là chỉ có một người giơ tay.
Muốn cho vợ chồng không cải nhau thì chỉ cần suy nghĩ: Đối phương tìm bạn gây sự, thì bạn đã cảm thấy khó chịu rồi, giả như bạn tìm cách hại lại thì sẽ càng khổ thêm. Mình đã chịu khổ rồi lại muốn người khác chịu khổ theo, khổ khổ bức bách nhau, thật không biết tại sao cái khổ lại đến với mình?
Có một vài người sẽ nói: Hắn hại tôi khổ đến như vậy! Tôi cũng muốn hắn nếm thử cái vị khổ này. Nếu không thì không có lý nhân quả báo ứng sao?
Nhân quả báo ứng không phải là cách lý giải này. Vì nhân quả là xuyên suốt ba đời. Cái khổ mà bạn phải gánh hiện tại chính là quả báo. Chịu khổ cũng giống như trả báo, nếu bạn không chịu trả, ngược lại còn muốn ăn miếng trả mếng, thì oan gia báo nhau. Làm như vậy thì không hết được oan báo.
Vợ chồng làm khó nhau, trả thù nhau, không chỉ là không có từ bi mà còn không có trí tuệ. Người thực sự hiểu được nhân quả thì biết được nhân khổ và chấp nhận quả khổ, đồng thời không tạo nhân khổ nữa.
Tư tưởng căn bản của Phật pháp đó là biết khổ và lìa khổ. Biết khổ là hiện thực của cuộc sống. Lìa khổ chính là mục tiêu của cuộc sống.
KHÔNG ĐỂ Ý ĐẾN VIỆC ĐỀN ĐÁP
Có một số ít học sinh và đệ tử theo tôi học Phật, hay tu thiền và sau khi rời khỏi tôi, họ liền đến chỗ khác phê bình tôi. Vài năm sau, có người mỏi cánh trở về, có người thì đi luôn. Có người hỏi tôi cảm thấy như thế nào?
Tôi nói tôi chỉ biết tận tâm tận lực làm một người thầy tốt, làm một sư phụ tốt, còn cách đối xử của các đệ tử, học sinh kia đó là việc của họ.
Bản thân tôi là một sư phụ, là một thầy giáo, tuy phải đối mặt với những người đệ tử, với những học sinh bất nhân bất nghĩa kia, nhưng tôi có đủ trí tuệ để làm một trưởng bối có tâm Từ bi.
Làm người, do có tâm Từ bi nên mới có thể cứu độ chúng sanh; do có trí tuệ nên mới buông xả được mọi việc.
Tâm Từ bi là xem tất cả chúng sanh là đối tượng cứu khổ cứu nạn, đủ sức gánh vác khổ nạn của tất cả chúng sanh. Trí tuệ là không suy nghĩ việc còn mất, lợi hại của bản thân, và cũng không để ý đến việc người ta có nhớ ân và đền ân hay không.
Nếu bạn có từ bi thì bạn mới có thể hiểu được hoàn cảnh nghiệp báo của họ. Nếu bạn có trí tuệ bạn mới có thể dùng phương tiện độ thoát họ
CHO HỌ CƠ HỘI
Ở miền trung nước Mỹ có một nhà tù chuyên giam giữ các tội phạm bị tử hình. Trong số tử tội đó, có một người vô cùng tệ ác. Hắn ta đã làm mưa làm gió trong ngục, ngay cả nhân viên cai ngục cũng rất đau đầu vì hắn.
Có một ngày nọ, tên tử tội xin viên cai ngục một quyển “Thánh Kinh” để xem. Do quan điển ngục rất ghét anh ta nên cố ý không đưa “Thánh Kinh” mà đưa cho một quyển kinh “Pháp Cú” của Phật Giáo. Kết quả sau khi xem kinh xong, anh ta hoàn toàn thay đổi, trở thành một người thích giúp đỡ người khác nhất trong ngục.
Anh tử tội này đã từng giết rất nhiều người, nhưng do trong ngục anh ta thay đổi tánh tình nên được bà vợ của người bị anh ta hại, kêu gọi mọi người làm đơn thỉnh nguyện, xin với tòa án tối cao miễn hình phạt tử hình cho anh ta. Là con người, dù phạm vào mười tội ác không thể tha thứ, nhưng nếu có thời gian và lòng kiên nhẫn thì có cách để cảm hóa họ.
Tuy người có bản tánh ác, sau khi sửa đổi có thể tái phạm, nhưng người chấp hành hình phạt, nếu mọi người không cho anh ta cơ hội, thì họ chỉ còn cách trở lại tìm những người bạn không tốt kia, như vậy thì khả năng tái phạm của anh ta thì rất lớn.
Trong Phật giáo không có người nào là xấu ác, chỉ có con người lầm lỡ vì vô minh mà thôi.
TẠI SAO CÃI NHAU ĐẾN CHẾT MỚI THÔI?
Có hai vị pháp sư nọ, chỉ vì tranh luận về nghĩa lý nhỏ nhặt trong phật pháp mà tranh cãi nhau cả đời. Cả hai đều thề không nhìn nhau. Gặp những lúc giới Phật giáo họp mặt, cả hai đều dò hỏi trước xem đối phương của mình có tham gia không. Nếu có một người trong họ tham gia thì người còn lại sẽ không tham gia.
Có người hỏi một người trong số đó: “Hai vị cuối cùng cũng sẽ có ngày đi đến thế giới cực lạc, vậy thì cần gì phải tranh cãi mãi về việc có thầy thì không có thầy ấy?”
Vị pháp sư đó trả lời: “Nếu con ma vương kia mà đến được thế giới Cực Lạc, thế thì còn gì là thế giới Cực Lạc nữa? Hắn đã đến đó rồi, tôi còn muốn đến đó nữa sao?”
Tuy hai bên oán hận nhau đến mức như vậy, nhưng đó không phải là vì tư lợi, mà là vì sự tranh chấp nghĩa lý trong phật pháp, cho nên có một vị trước khi lâm chung có để lại lời sám hối: “Nỗi ân hận lớn nhất trong cuộc đời của tôi đó chính là tranh chấp nghĩa lý của Phật pháp với vị pháp sư đó. Để rồi từ đó không qua lại với nhau nữa. Tôi mong rằng thầy ấy có thể tha thứ cho tôi, và cũng mong rằng thầy ấy tham gia lễ hỏa táng của tôi”
Vị pháp sư kia, sau khi nghe được những lời nói của vị này rồi, thì đau khổ, rơi lệ và nói: “Tại sao tôi lại đi tranh cãi với thầy ấy mãi như thế?, cũng may là thầy ấy đã tha thứ cho tôi. Nếu không thì khi vị ấy thành Phật rồi, tôi e là mình vẫn là con ma chưa bỏ lòng oán hận.”
Con người sanh tâm oán hận thì dễ, nhưng để diệt trừ tâm oán hận thì rất khó. Muốn đối xử kẻ thù như một người ân là một việc làm rất khó. Nhưng dù khó chúng ta cũng phải luyện tập. Nếu không luyện tập thì không có Trí tuệ, và cũng không có Từ bi.
Muốn dứt trừ sự tranh cãi, bạn phải hiểu không có việc gì là đúng cả. Có chăng chỉ là ý kiến riêng mà thôi.
CÓ BÌNH TĨNH HOÀ NHÃ MỚI CÓ ĐƯỢC NIỀM VUI
Có một cư sĩ tại gia, sanh ra chưa được ba ngày thì bị cha mẹ đem đi bán mất.
Đến khi ông hơn năm mươi, ông lại tiễn đưa cha mẹ nuôi về với cát bụi. Bấy giờ cha mẹ ruột của ông cũng già yếu, việc chăm sóc họ cũng do ông gánh vác.
Người khác bất bình cho ông ấy, ngược lại ông ấy nói với tôi: “Thưa sư phụ! Con thật là người có phúc báo, người khác chỉ có một cha mẹ, còn con thì có tới hai”.
Ông ấy nghĩ được như vậy thì trong lòng sẽ bình ổn, vui vẻ. Ngược lại nếu ông ta ôm hận mà nói: “Cha mẹ ruột của ta thật không phải là người. Sanh ta ra chưa được ba ngày thì đã đem ta đi bán rồi. Bây giờ họ đã già rồi, lại còn muốn ta đến chăm sóc nữa, thật là không có lý trời mà”.
Những trường hợp con cái bỏ công sức, tiền của nhiều hơn cha mẹ như đã thuật ở trên thì rất là ít. Phần nhiều cha mẹ bỏ công sức tiền của nhiều hơn con cái. Con cái thì lại bỏ công sức, tiền bạc ít hơn. Trường hợp trên có được coi là công bằng hợp lý không?
Không có gì là không công bằng hợp lý cả? Chỉ cần mình bình tĩnh, hòa nhã thì cuộc sống sẽ vui vẻ hơn.
“ Người khác hại bạn đau khổ, bạn không chỉ không được gây gổ lại mà còn phải nghĩ đến họ, cầu phước cho họ. đây chính là tinh thần Bồ Tát.”
NGƯỜI XẤU BỊ GIẾT, CÓ ĐÁNG VUI KHÔNG?
Nếu một người tốt bị giết, thì mọi người sẽ rất buồn. Nhưng một người xấu bị giết thì có phải mọi người sẽ cảm thấy vui vẻ không?
Nếu có người nào gặp kẻ sát nhân bị giết mà sanh tâm vui mừng, hoặc là gặp hung thủ đã giết hại gia đình mình mà sanh tâm vui mừng hả hê thì không phải là hành động Từ Bi.
Ví như mấy năm trước đây, tên tội phạm phóng hỏa đốt KTV thần thoại bị kết án tử hình. Việc này đã làm cho lòng anh ta vô cùng điên loạn. Vì trong lòng anh ta không được bình tĩnh cho nên mới đi phóng hỏa. Kết quả là sau khi bị kết án tử hình, lòng của anh ta càng thêm oán hận.
Chị của người bị hại là tín đồ của đạo Cơ Đốc. Chị ta thường viết thư cho phạm nhân kia. Sau cùng, cô đã làm cho anh ta cảm động, chuyển hóa cả tâm trạng và hành vi của anh ta, trở thành tín đồ của đạo Cơ Đốc và thường giúp đỡ tất cả mọi người. Sau khi chết, anh ta còn tặng cả nội tạng của mình cho người khác.
Cô gái, người thân của gia đình bị hại này, không chỉ không có lòng báo thù, mà ngược lại còn tha thứ cho kẻ tội phạm, và còn giúp anh ta sống trọn cuộc đời, thật là một việc làm rất cảm động. Tín đồ Phật giáo chúng ta rất coi trọng Từ bi. Nhưng có bao nhiêu người có được cái tâm như thế? Câu chuyệt trên thật đáng để chúng ta suy nghĩ.
Trong Phật giáo không có những con người cực ác, mà chỉ có những con người lầm lỡ vì vô minh.
CẦN PHẢI ĐỐI XỬ TỐT VỚI TÔI?
Có một câu nói: “lấy oán báo ân”. Người ta thường nhớ oán chớ không nhớ ân. Đối với ân tình thì ít khi nhớ, còn đối với oán hận thì ghi nhớ kỹ trong lòng. Phương pháp tốt nhất để diệt trừ oán hận đó chính là phải nhớ nhiều đến cảm ân.
Có câu “lòng tham không đủ, như rắn nuốt voi ”. Người có lòng tham thì không bao giờ thấy thỏa mãn. Rõ ràng là người khác cho mình rất nhiều lợi ích, nhưng mình lại cảm thấy vẫn chưa đủ. Và cho rằng, lòng tốt đó là việc mà họ cần phải làm. Cũng giống như cha mẹ đối xử tốt với ta là việc cần phải làm; anh chị em đối xử tốt với ta cũng là việc mà họ cần phải làm; thậm chí hàng xóm đối xử tốt với ta là việc mà họ cần phải làm vậy.
Người có suy nghĩ như vậy là người vong ân phụ nghĩa, không biết đến ân huệ là gì, chỉ mong rằng người khác bỏ ra, còn mình thì nhận lấy, đã vậy lại còn không biết cảm ân khi nhận lấy. Như vậy là lòng tham không biết chán.
Những người như vậy không chỉ oán hận người không giúp mình, mà còn oán hận cả những người đã giúp mình, vì họ cảm thấy giúp như vậy vẫn chưa đủ. Cho nên đối với người xấu tất nhiên họ oán hận là đúng, nhưng người tốt mà họ cũng oán hận, thậm chí họ còn oán hận bất cứ việc gì, bất cứ người nào trên thế gian này.
Người làm việc lao nhọc tất sẽ chịu được oán hận
Người lãnh lấy trách nhiệm ắt sẽ bị phê bình
Trong lời oán hận có lòng từ nhẫn
Trong lời phê bình ẩn chứa lời vàng ngọc.
OAN GIA NGÕ HẸP
“Khổ vì oán ghét gặp nhau” là một trong tám loại khổ của con người mà Phật giáo đề cập đến. Câu này có nghĩa là oan gia ngõ hẹp.
Ví dụ như có một người mà bạn rất là ghét. Chỗ nào có hắn thì bạn không muốn đến. Không ngờ rằng, sau khi bạn dọn nhà thì người cạnh bên lại chính là hắn, để rồi ngày nào cũng thấy mặt hắn. Hoặc là trong một buổi họp mặt, bạn chợt gặp lại kẻ thù mười mấy năm về trước. Việc này sẽ làm cho bạn đau khổ vì oán hận.
Việc trở thành oan gia, thật ra là do hai người có duyên với nhau. Khi bạn còn đang ở trong sự oán thù giữa hai người với nhau, nếu họ không dày vò bạn thì cũng là bạn dày vò họ, oan oan tương báo. Vì vậy hai người vẫn phải sống cùng với nhau.
Muốn tháo gỡ sợi dây oan gia, để cả hai cùng được tự do, thì bạn phải nên suy nghĩ cho phóng khoáng, bỏ hết thù hận, và thử đi làm quen với họ trước. Làm được như vậy thì họ cũng sẽ dần dần thay đổi thái độ đối xử với bạn.
Khi gặp nghịch cảnh, bạn hãy quán sát theo lý nhân quả của Phật giáo.
RẤT KHÓ CÔNG BẰNG
Có một người vì bị hãm hại nên sanh lòng báo thù. Họ muốn giết chết đối phương trước, rồi mới tự sát. Họ cho rằng làm như vậy là đúng. Đó là một hành động không có trí.
Oan gia nên cởi chớ không nên kết. Nếu bạn bị oan ức, hãm hại thì bạn có thể nhờ pháp luật xử lý. Tuy pháp luật không thể thực hiện triệt để tính công bằng, nhưng nó vẫn đủ để hạn chế một số người muốn phạm tội.
Mối nhân duyên giữa con người với nhau vô cùng rối rắm, phức tạp. Chúng ta không thể xem đó là nhân quả của đời này, vì chúng ta không thể biết đời quá khứ ai đã nợ ai trước. Cũng có lẽ là đời quá khứ bạn đã hại họ, cho nên đời này họ mới báo thù bạn. Nếu bây giờ bạn muốn làm tổn hại đến họ thì hình thức “oán thù báo nhau” sẽ mãi tiếp diễn, không có ngày dứt được. Cho nên, nhìn kỹ lại nhân quả ba đời thì chúng ta rất khó nói thế nào là công bằng. Chúng ta chỉ có thể nói, không nên tạo ác nghiệp nữa. Được như vậy thì oán thù sẽ được hóa giải.
Nếu không thì dù giết người hay là tự sát, mình cũng không thể giải quyết được vấn đề, và cũng vẫn mãi sống trong luân hồi liên tục của oán hận.
Sống trong thế gian tương đối thì không có gì là tuyệt đối cả.
TÂM KHÔNG BÌNH THÌ SỐNG KHÔNG AN
Khi người thân mình gặp bất hạnh, vô tình bị chết một cách oan uổng, có một số người cho rằng như thế thật là không công bằng, và họ muốn báo thù để đòi lại sự công bằng.
Việc bất bình ở trên thế gian này rất là nhiều. Ai cũng đều cho là mình có lý. Nhưng thật ra sự công bằng này không có chân chánh, khách quan. Bi kịch đã xảy ra rồi thì oan gia nên giải chớ không nên kết.
Chúng ta nên dùng tâm khoan dung, tha thứ, từ bi để đối đãi với những việc bất công, và mong rằng sau này sẽ hết sức công bằng. Ngay cả những việc bất công mà ta đã lãnh khi xưa, nếu đã biết rằng người làm như thế là bất đắc dĩ thì lòng mình sẽ có được niềm an ủi.
Người đã chết thì không thể sống lại. Dù ta có giết đối phương để thường mạng cũng không có ích lợi gì. Không nên để mình đau khổ cả đời. Ta nên cầu phúc cho vong linh, cầu nguyện cho họ hết phiền muộn, không còn phiền não nữa, vui vẻ siêu thoát. Nếu ai cũng mãi bất bình cho vong linh thì sau này họ sẽ mãi mãi không được bình yên.
Chúng ta nên học cách tha thứ. Còn nếu như chúng ta không chịu tha thứ thì sẽ càng nảy sinh ra nhiều sự kiện bạo lực và điều hối tiếc.
Tha thứ là cách tốt nhất để có cuộc sống bình an.
CÙNG NHAU CHẾT CHUNG CÓ ĐÁNG KHÔNG?
Có một vài cặp vợ chồng sau khi chia tay, vẫn thương ghét lẫn lộn, gây tổn hại đến cả hai.
Rõ ràng là đã ly hôn với nhau, nhưng ông chồng lại không thể chịu được cảnh vợ trước vui duyên mới; còn bà vợ thì cũng không chịu được hành vi phóng túng, thường hay đánh ghen của ông chồng trước. Hành động của những người này thật đáng thương và cũng thật đáng trách.
Trước khi làm việc gì, chúng ta phải nên suy nghĩ cho thật kỹ rồi hãy làm. Nếu không thì nhất thời kích động, không chỉ có bạn và người ấy bị tổn thương, mà ngay cả mối thông giao của gia đình hai bên cũng bị phá vỡ vì sự kích động của bạn. Đây quả là cái hại của việc không biết suy tính.
Nhìn từ góc độ nhân quả của Phật giáo, nếu như đời này, bạn dùng bạo lực để dối phó với người ấy, hay là người ấy dùng bạo lực để đối phó với bạn thì đời sau hai người vẫn tàn hại lẫn nhau, oan oan tương báo, mãi mãi vẫn mắng chửi, đánh đập, giết hại lẫn nhau.
Cho nên vợ chồng dù đã chia tay với nhau, cũng hãy nên làm người bạn tôn trọng lẫn nhau, đừng mãi gây oan gia với nhau nữa.
Dùng tranh cãi để chấm dứt tranh cãi thì tranh cãi không dứt.
Dùng ấu đả để chấm dứt ấu đả thì ấu đả không ngừng.
Nhưng nếu đối xử bằng lòng bao dung, nhẫn nại thì sự tranh đấu chấm dứt.
ĐỪNG NÊN THẤT VỌNG VỚI BẤT KỲ AI
Người có lòng tốt mà không được đền đáp, đó cũng là việc thường thôi. Cũng giống như tôi thu nhận đệ tử, có khi phải mất vài năm để đào tạo, rốt cuộc đến khi ra đi, họ không những không cảm ân, mà lại còn oán trách tôi nữa.
Nhưng tôi sẽ không vì vậy mà không thu nhận đệ tử nữa. Vì thường thì tôi không bận tâm người khác đối xử với tôi như thế nào. Nhưng việc tôi đối xử với người khác như thế nào mới là điều rất quan trọng.
Cho dù đệ tử có cảm kích mình hay không thì trước hết tôi vẫn phải làm trọn trách nhiệm của mình. Cho nên tôi thường tự mình phản tỉnh, rốt cuộc mình có làm trọn trách nhiệm của một người sư phụ hay không? Có xứng đáng với đệ tử, với tín chúng hay không?
Do vậy, nếu có người trách đệ tử của tôi ra đi vô tình thì tôi sẽ nói: “Anh không nên phê bình người ấy. Đó là do bản thân tôi chưa làm trọn trách nhiệm.”
Chúng ta phải thường khởi tâm từ bi, quan tâm đến tất cả mọi người, chớ không nên có tâm oán hận, cũng không nên thất vọng đối với bất cứ một ai. Làm được như vậy mới gọi là “ Công đức vô lượng ”.
Nếu không thì bạn làm một chút công đức mà không được đền đáp thì bạn lại không làm việc tốt nữa. Thử hỏi như vậy có còn gọi là công đức không?
Phải kết ân chớ không nên kết oán.
ĐỪNG ĐỂ MÌNH TRỞ THÀNH KẺ PHỤ TÌNH
Phụ tình nghĩa là khi người khác có ân, có tình đối với bạn, nhưng bạn lại vì lợi ích của mình mà không nghĩ đến việc đền đáp, lại còn phụ rẫy người bạn ân tình của mình.
Là con người, ai cũng chỉ muốn nghĩ đến bản thân. Tuy cũng có người ban đầu cam tâm tình nguyện đưa cho bạn mà không yêu cầu đền đáp, nhưng sau cùng lại đòi lại tất cả. Nếu bạn không đưa thì họ nói bạn là kẻ phụ tình. Ở trong hoàn cảnh này, người bị cho phụ tình là đúng, vì đối phương yêu cầu thái quá, và không hợp lý.
Nhưng nói về người đã cho, thì khi đối xử tốt với người khác, không nên giữ trong lòng ảo tưởng và đòi hỏi. Đó gọi là thi ân mà không cần báo đáp. Nếu mình thương thật sự thì khi cho không có sự đỏi hỏi điều kiện, không cần họ phải trả lại, và càng không phải là sự chiếm hữu.
Việc cho người khác là kẻ phụ tình, thường là do ở mình tạo ra, một là bản thân mình cô phụ người khác, hai là mình làm cho người khác trở thành kẻ phụ tình.
Nếu bản thân mình bớt đòi hỏi một chút, thì mình sẽ không cảm thấy đối phương là người phụ tình, và cũng sẽ không vì oán hận mà muốn báo thù.
Làm việc thiện không nên so tính, cũng không nên nghĩ đến việc báo đáp. Cho dù đối phương có xem bạn là người ân hay không, nếu thấy mình có khả năng thì nên giúp đỡ người.
KHÔNG CÓ NGƯỜI NÀO HOÀN TOÀN XẤU
Theo quy định pháp luật của thế gian thì khi một người phạm tội, nhất định họ sẽ bị xử theo pháp luật, thậm chí phải lãnh án tử hình. Nhưng nhìn từ quan điểm của Phật giáo thì ai cũng có khả năng thành Phật. Trên cơ bản là không có ai hoàn toàn xấu cả, thậm chí ta có thể nói ai cũng đều là người tốt cả, chỉ có những người lỡ lầm mà làm việc xấu.
Người làm việc xấu gây tổn hại đến người khác là điều bất hạnh. Tất nhiên họ tạo tội là do các yếu tố hoàn cảnh bên ngoài và nội tâm bên trong.
Do đó, chúng ta nên thông cảm và tha thứ cho kẻ phạm tội. Điều quan trọng nhất là tìm biện pháp để ngăn ngừa phạm tội, chớ không nên để họ phạm tội rồi trừng phạt.
Quả thật họ phạm tội là một việc không tốt. Nhưng chúng ta cũng phải nên dùng tâm từ bi để sửa đối và tha thứ cho họ.
Người gây tạo tội lỗi là người không hiểu thấu lý nhân quả. Vậy nếu muốn không tạo tội lỗi, bạn phải hiểu rõ nhân quả ba đời.
NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ NÊN CHỊU SỰ ỨC HIẾP KHÔNG?
Có người hỏi tôi: “Phật pháp giảng dạy mọi người nên sống từ bi, nhẫn nhục. Vậy nếu như có người chuyên ức hiếp thầy, thì thầy có chịu để cho họ ăn hiếp không? Họ xâm phạm lợi ích của thầy, thầy có chịu để cho họ xâm phạm không? Có người lợi dung kẽ hở của pháp luật để làm chuyện phi pháp. Thoạt nhìn, dường như họ vô tội, nhưng chính họ lại tạo thành rắc rối và hỗn loạn cho xã hội. Cũng giống như vậy, tín đồ Phật giáo có nên tha thứ cho họ không?”
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải đứng trên lập trường của một con người. Tôi là người, và họ cũng là người. Tôi nghĩ rằng giữa tôi và họ đều là những người bình thường. Vì vậy, về mặt xử lý pháp luật thì họ phạm tội gì phải xử họ theo khung hình phạt đó; đáng ngồi tù thì phải ngồi tù. Đồng thời, chúng ta cũng phải nên tìm cách để người đó sửa lỗi. Cho nên, không phải cứ hễ là một tín đồ Phật giáo thì để cho người khác ăn hiếp.
Chúng ta nên đứng trên quan điểm, lập trường của một con người để đề cao mình, khẳng định mình. Khi bạn khởi phiền não hay làm một việc gì đó sai thì việc trước tiên là bạn phải lấy tiêu chuẩn của một con người để giải quyết vấn đề. Là một con người, ai cũng có khuyết điểm, vì vậy họ cần có thời gian để sửa đổi.
Tha thứ cho người khác vừa dứt trừ oan khiên, vừa giúp cho họ tỉnh ngộ để sửa lỗi.
KHÔNG CÒN GÂY SỰ NỮA
Tôi có một người đệ tử xuất gia, thường bị một đệ tử khác có tánh nóng nảy chọc giận đến nổi suýt chút nữa thì buông ra lời ác mắng, và không qua lại với nhau. Vị đệ tử đó than thở rằng: “Nếu tôi chưa xuất gia thì nhất định sẽ cho hắn một bài học để nhớ đời”.
Nhưng vị đệ tử kia đã là người xuất gia, vì vậy, những yêu cầu, đòi hỏi của chú ấy chỉ có tính tương đối, cho nên chú phải tích cự vận dụng phương pháp xuất gia để học hỏi, luyện tập điều phục tâm sân hận muốn báo thù của chú ấy. Đó cũng chính là dùng phương pháp tu định để dứt trừ bản ngã, thư thới đầu óc, thân thể, thần kinh, không quan tâm đến hành vi bạo ngược mà vị sư đệ kia gây cho mình, không ngừng hướng nội quán chiếu những phản ứng của thân tâm mình.
Nếu thường hành như thế, thì vị đệ tử muốn gây phiền não kia, dưới sự đối xử vui vẻ hoan hỷ của chú ấy, dù có muốn gây sự cũng không được. Ngược lại, người gây chuyện kia còn cảm thấy người mình hại có tánh từ bi, còn mình thì không bằng.
Đây chính là dùng phương pháp tu định để hòa ái, hóa giải thù hận giữa mình và đối phương.
Nếu trong đời quá khứ bạn kết thù với rất nhiều người thì đời này bạn sẽ bị nghịch cảnh dày vò”.
BỐN LẠNG HƠN NGÀN CÂN
Nếu có người muốn ăn miếng trả miếng với bạn thì việc trước hết là không nên báo thù. Vì nếu như người ta phóng hỏa, mà bạn lại châm thêm dầu thì càng nguy to. Còn nếu bạn đi đâu đó chốc lát, rồi trở lại hòa giải thì có thể chuyển nguy thành an.
Trong xã hội này, thường xảy ra những chuyện vụn vặt. Nếu chúng ta không nhẫn được thì sẽ sinh ra đại loạn. Bạn hãy nên nghĩ đến tương lai của bản thân mình. Tuyệt đối không nên ăn miếng trả miếng, ra đòn trả đòn. Tất nhiên sẽ có người phản bác: “Nếu không chống lại thì kết quả người bị tiêu diệt chính là mình”. Trên thực tế, chúng ta không chống lại chẳng phải vì chúng ta sợ hãi, trốn tránh, mà là lấy tĩnh chế ngự động.
Trong thuật của Trung Quốc gọi đó là “Bốn lạng hơn ngàn cân”. Đạo Lão gọi là “Lấy lui làm tiến”. Còn Phật giáo thì là “ Lấy không đối có”.

“Không ” bao gồm sức mạnh vô hạn. “ Có” dù lớn, nhiều bao nhiêu cũng là có hạn. “Có ” mãi mãi vẫn nằm trong “không”. Vì vậy, trước hết chúng ta cần phải nhẫn nhục, rồi sau đó mới dùng lý trí để xử lý vấn đề. Cuộc chiến vĩ đại nhất là cuộc chiến không dùng đến một binh, một tướng nào. “Lấy không đối có” trong Phật giáo, có thể gọi là cách vận dụng binh pháp tối thượng thừa.
Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất.
Pháp Sư Thánh Nghiêm

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Cách giữ gìn sức khỏe và sống thọ


Cách giữ gìn sức khỏe và sống thọ
(Hội nghị quốc tế về sức khoẻ ở Victoria (Úc): 
1. Ăn uống cân bằng - 2. Vận động có ôxy - 3. Trạng thái tâm lý tốt)

Hội nghị quốc tế về sức khỏe ở Victoria (Úc) đã đưa ra một tuyên ngôn gồm có ba vấn đề chính: ăn uống cân bằng, vận động có ôxy và trạng thái tâm lý tốt, hoàn toàn giống với tư tưởng thiền. Giáo sư y khoa người Mỹ gốc Hoa Tề Quốc Lực, người đã từng làm việc cho Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) nhiều năm, đã khai triển ba vấn đề trên như sau:
1. Ăn uống cân bằng:
Lâu nay nhiều người nghĩ rằng việc giữ gìn sức khỏe thì có gì mà phải lo lắng, chẳng qua ngủ sớm dậy sớm thì người sẽ khoẻ mạnh chứ gì. Xin thưa với bạn, cách đây một trăm năm thì có thể nói vậy được, chứ ngày nay nói vậy thì thật là thiếu hiểu biết, có nhiều điều đã thay đổi.
Nói ăn uống cân bằng là nói hai chuyện: ăn và uống.
Thức uống
Ở các hội nghị quốc tế người ta đã định ra 6 loại đồ uống bảo vệ sức khỏe:
- Trà xanh;
- Rượu vang đỏ;
- Sữa đậu nành;
- Sữa chua (nên chú ý, người ta không nói sữa bò);
- Canh xương;
- Canh nấm.
* Canh nấm có thể nâng cao công năng miễn dịch. Một văn phòng có người luôn bị cảm, có người không ốm bao giờ, vì sao vậy? Vì công năng miễn dịch khác nhau. Uống canh nấm có thể nâng cao sức miễn dịch, cho nên đó là sản phẩm giữ gìn sức khỏe.
* Trong canh xương có chất uyển giao (một chất keo), uyển giao kéo dài tuổi thọ. Ðừng coi thường canh xương.
* Sữa chua duy trì cân bằng vi khuẩn, có nghĩa là vi khuẩn có ích thì sinh trưởng, vi khuẩn có hại thì tiêu diệt, cho nên ăn sữa chua thì có thể ít mắc bệnh. Ở châu Âu, sữa chua rất phổ biến, nhiều cô gái chúng ta thích ăn sữa chua, nhưng họ không hiểu vì sao. Ở các xứ Á châu, lượng tiêu thụ sữa chua rất thấp, còn lượng tiêu dùng sữa bò lại rất lớn. Bản thân sữa bò, tất nhiên không phủ định tác dụng của nó, nhưng nó kém xa sữa chua.
 * Trà xanh. Ngày nay rất nhiều người biết uống trà, nhưng thanh niên ít uống. Vì sao trà xanh có tác dụng bảo vệ sức khỏe?
Thứ nhất trong trà xanh có chứa chất trà đà phân, mà trà đà phân có thể chống ung thư. Nhật Bản làm một cuộc tổng điều tra rất tốt. Sau tổng điều tra, họ nói người trên 40 tuổi chẳng ai không có tế bào ung thư trong cơ thể. Vì sao có người mắc ung thư, có người không? Điều này có liên hệ tới việc uống trà xanh. Nếu anh uống mỗi ngày 4 chén trà xanh, thì tế bào ung thư không chia cắt, mà dù có chia cắt cũng muộn lại 9 năm trở lên. Cho nên ở Nhật Bản, học sinh tiểu học hàng ngày đi học đều uống một vài chén trà xanh.
Thứ hai xin chú ý, trong trà xanh có chứa fluor, nó chẳng những có thể làm bền răng, mà còn chữa được sâu răng, diệt vi khuẩn. Sau bữa ăn 3 phút, đốm khuẩn răng đã xuất hiện. Hiện nay rất nhiều người chúng ta răng không tốt, chẳng những không súc miệng bằng nước trà, mà nước trắng cũng không, vì thế nên có người mới 30 tuổi đã bắt đầu rụng răng, 50 tuổi thì rụng hết.
Thứ ba, bản thân trà xanh chứa chất trà cam ninh, chất này nâng cao độ bền huyết quản, khiến huyết quản khó vỡ. Rất nhiều người bị mạch máu não bất ngờ, trong bệnh viện cứ 4 người chết thì có 1 người xuất huyết não. Xuất huyết não thì chưa có cách chữa, kỵ nhất là tức giận, hễ tức giận đập bàn trợn mắt, mạch máu não đứt ngay. Các vị ạ, đến tuổi các vị nên uống sớm đi, đến lúc các vị có đập bàn trợn mắt vài cái thì cũng không lo.
* Rượu vang đỏ. Vốn là trên vỏ quả nho đỏ có một thứ, gọi là nghịch chuyển thuần (cồn chuyển ngược). Chất này có tác dụng chống suy lão, còn là thuốc chống ôxy hóa, người hay uống vang đỏ thì ít mắc bệnh tim. Nó còn có thể giúp ta phòng ngừa tim đột nhiên ngừng đập, chúng ta gọi là ngừng đột ngột. Trong trường hợp nào tim có thể ngừng đập? Một là có bệnh tim, hai là tăng huyết áp, ba là mỡ máu cao. Mỡ máu cao nguy hiểm ở chỗ nào? Tim có thể đột nhiên ngừng đập. Có một chàng trai 20 tuổi, máu của cậu ta lấy ra có dạng bùn, hết sức nguy hiểm. Hỏi cậu ta, cậu ta bảo ăn nhiều chất bổ quá. Không phải cậu ta ăn đồ bổ nhiều quá mà là ăn quá bất hợp lý.
Rượu vang đỏ còn có một tác dụng nữa là hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Vang đỏ có mấy tác dụng lớn như thế, nên ở nước ngoài bán rất chạy. Nhiều người sẽ hỏi: chẳng phải cấm rượu sao? Tổ chức y tế thế giới nói rằng cai thuốc lá, hạn chế rượu, chứ có nói cấm rượu đâu, hơn nữa còn nói rõ hạn lượng rượu: rượu vang nho mỗi ngày không quá 50-100cc, rượu trắng mỗi ngày không quá 5-10cc, bia mỗi ngày không quá 300cc. Nếu anh vượt quá khối lượng đó thì sai lầm, không quá lượng đó thì tốt. Có một nữ sĩ hỏi: Tôi không biết uống rượu thì làm thế nào? Chị không biết uống rượu, há lại không biết ăn nho sao? Ăn nho há lại không thể ăn cả vỏ sao? Nhưng nho trắng không có nghịch chuyển thuần, bạn ăn cũng vô ích. Bây giờ ở châu Âu đã có bánh ngọt bằng nho đỏ rồi. Nho đỏ rửa sạch đi mà ăn, nuốt cả vỏ rất thích, chả sao cả. Cho nên người có tiền uống vang đỏ, người không có tiền ăn nho đỏ không bỏ vỏ đều giữ được sức khỏe như nhau. Còn có người bắt bẻ: tôi không có tiền thì làm thế nào? Xin nói với các bạn, ở hội nghị quốc tế người ta đã điều tra rồi, các khu vực trường thọ trên toàn thế giới đều ở vùng ít tiền, đều là những vùng nghèo. Như vậy thì có lạ không? Kẻ có tiền ngày ngày nhậu nhẹt tiệc lớn nhỏ, gà vịt thịt cá, thì đều bụng phệ, bằng đầu bằng đuôi, những người như vậy rất ít người sống được quá tuổi 65.
Thức ăn
Mọi người đều biết rằng ngũ cốc, đậu và rau là rất tốt. Người ta nói Mac Donald là thực phẩm rác, vì nó là một loại thực phẩm kích thích lệch, hậu quả là người bằng đầu bằng đuôi, cứ như một bó hành lý. Người ta sợ ăn vì ăn xong lại phải đi giảm béo. Chúng ta nên biết đó là thức ăn kích thích lệch, không phù hợp với tập quán ẩm thực của con người.
* Các loại ngũ cốc:
- Ngô (bắp)
Ở các hội nghị quốc tế người ta xưa nay không nói đến gạo, bột mì trắng, cũng không nói Mac Donald. Trong loài cốc trước tiên nói đến ngô, gọi đó là cây vàng. Lai lịch của ngô, hội y học Mỹ đã có điều tra phát hiện rằng người Mỹ nguyên thủy, người Indian không ai bị tăng huyết áp, không ai xơ vữa động mạch. Là do họ ăn ngô. Về sau phát hiện ra trong ngô già có chứa nhiều chất noãn lân chi nên không xảy ra tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Từ đó về sau, nước Mỹ đã thay đổi, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông, Quảng Châu của Trung Quốc, sáng đều ăn bánh ngô. Bây giờ nhiều người ăn noãn lân chi để làm gì? Chính là hy vọng không bị xơ vữa động mạch. Nhưng họ không biết rằng trong ngô già có rất nhiều, không phải tốn tiền nhiều.
- Kiều mạch (Oats)
Tại sao nhắc đến kiều mạch? Người ta hiện nay thường có ba cao, là huyết áp cao, mỡ máu cao, đường máu cao. Kiều mạch là ba hạ, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường máu. Trong kiều mạch có chứa 18% cellulose, người ăn kiều mạch không bị viêm dạ dày đường ruột, ung thư trực tràng, ung thư kết tràng. Trong số những người ngồi văn phòng mắc bệnh, có đến 20% là ung thư trực tràng, ung thư kết tràng.
- Yến mạch (Rolled Oats, thị trường dưới nhãn hiệu Quaker Oats)
Nếu bị tăng huyết áp, nhất định phải ăn yến mạch, cháo yến mạch, yến mạch.
- Các loại khoai
Khoai lang trắng, khoai lang đỏ, củ từ, khoai tây. Những thứ này các hội nghị quốc tế đã nhắc đến. Vì sao? Vì chúng nó có ba hấp thu: hấp thu nước, hấp thu mỡ và đường, hấp thu độc tố. Hấp thu nước, làm trơn đường ruột, không bị ung thư trực tràng, ung thư kết tràng. Hấp thu mỡ và đường, không mắc bệnh tiểu đường. Hấp thu độc tố, không mắc chứng viêm dạ dày, đường ruột. Mong mọi người ăn nhiều khoai vào, trong lương thực chính nên có các loại khoai lát. Nó có thể hạ huyết áp, hạ mỡ máu.
- Kê (Millet: hạt nhỏ nhưng lớn hơn hạt mè)
Bản thảo cương mục nói rất rõ: Kê có thể trừ thấp, kiện tỳ, trấn tĩnh, an miên (ngủ yên); ích lợi lớn như thế mà anh không ăn? Bây giờ rất nhiều người ngồi văn phòng, đêm mất ngủ, mắc các chứng ức uất, chứng chức năng thần kinh, có người uống đến 8 viên thuốc an thần vẫn không ngủ được. Cứ ăn cháo kê là tinh thần phấn chấn, tối một bát cháo kê, ngủ khò khò. Chữa bệnh bằng ăn tốt hơn chữa bệnh bằng thuốc.
Vì sao chúng ta không giải quyết vấn đề bằng cái ăn, mà cứ nhất định phải dùng thuốc! Mười thứ thuốc thì chín thứ là độc, chưa từng nghe nói dùng thuốc để giữ gìn sức khỏe. Cần phải nói rõ: không nên uống thuốc bừa bãi, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, nếu bớt bệnh rồi thì nhanh chóng ngừng thuốc.
* Ðậu
Đậu nành là hoa của dinh dưỡng, là vua các loại đậu. Trong đậu nành có ít nhất 5 loại chất chống ung thư, đặc biệt là di hoàng đồng, chất này có thể phòng và chữa ung thư tuyến vú, ung thư trực tràng và ung thư kết tràng. Cho nên đối với người da vàng chúng ta thì thích hợp nhất là sữa đậu nành.
Sữa bò tốt hay sữa đậu nành tốt? Ở hội nghị quốc tế của Liên Hợp Quốc người ta nói, trong sữa bò có nhiều nhũ đường, mà hai phần ba số người trên thế giới không hấp thu được nhũ đường, người da vàng ở châu Á có 70% số người không hấp thu được nhũ đường. Sữa đậu nành có ưu điểm gì? Trong sữa đậu nành chứa quả đường, quả đường hấp thu 100%.
* Rau
- Cà-rốt.
Sách Bản thảo cương mục của Trung Quốc viết đó là loại rau dưỡng mắt. Tối nhìn không thấy, đặc biệt là chứng quáng gà, ăn là khỏi. Nó bảo vệ niêm mạc, ăn cà-rốt lâu ngày thì ít bị cảm mạo. Người Mỹ cho cà-rốt là thứ rau làm đẹp người, dưỡng tóc, dưỡng da, dưỡng niêm mạc. Người thường xuyên ăn cà-rốt quả là đẹp từ trong ra ngoài. Khái niệm đẹp người này phải là trong ngoài hài hòa. Nhiều cô gái của chúng ta mắc lừa, các cô ấy son phấn vào còn dễ coi, đến khi bỏ son phấn đi còn khó coi hơn ban đầu.
Người Mỹ rất chú ý điều này, họ ăn cà-rốt đều. Thứ nhất, nó dưỡng niêm mạc, ít bị cảm mạo. Thứ hai, nó đẹp khỏe mạnh. Thứ ba, nó có chút tác dụng chống ung thư, hơn nữa rất tốt cho mắt. Châu Âu đã có bánh ngọt cà-rốt. Ở nhiệt độ cao, chất bổ trong cà-rốt không bị giảm sút.
-Bí đỏ. Nó kích thích tế bào tụy, sản sinh insulin. Cho nên người thường xuyên ăn bí đỏ rất ít mắc bệnh tiểu đường. Trong các loại rau còn cần nhắc đến khổ qua (mướp đắng). Tuy nó đắng, nhưng nó tiết ra insulin, người thường ăn mướp đắng cũng không bị tiểu đường. Bí đỏ, khổ qua, người ở lứa tuổi chúng ta nhất định phải ăn luôn.
- Cà chua. Ở Mỹ, hầu như gia đình nào cũng trồng cà chua, ăn cà chua, mục đích là để khỏi mắc ung thư. Đó là điều mới được biết đến 5, 6 năm nay. Ăn cà chua không mắc bệnh ung thư, bạn đã biết chưa? Nhưng không phải ăn cà chua một cách tùy tiện. Trong cà chua có một chất gọi là chất cà chua, nó kết hợp chặt với protein làm một, xung quanh có cellulose bao bọc, rất khó ra. Cho nên phải làm nóng lên, nóng đến mức nhất định, nó mới ra được. Xin mách các bạn, cà chua xào trứng gà là đáng giá nhất. Và canh cà chua, hoặc canh trứng gà cà chua cũng rất tốt. Cà chua ăn sống không chống được ung thư, xin mọi người nhớ cho.
-Tỏi .
Tỏi là vua chống ung thư. Có người nói ngay: cái món đó phải ăn nóng. Sao cái gì bạn cũng muốn ăn nóng? Xin thưa với các bạn: tỏi đun nóng lên thì là 0! Có một người Sơn Đông, rất thích ăn, cứ bóc từng nhánh mà ăn, còn nói rằng ăn tỏi không bị ung thư, nhưng chẳng mấy chốc anh ta bị ung thư trước. Nguyên nhân là gì? Xin thưa các vị, trước hết phải thái nhánh tỏi thành từng lát, để từng lát trong không khí độ 15 phút, sau khi nó kết hợp với dưỡng khí mới sản sinh ra chất tỏi (đại toán tố). Bản thân tỏi không chống được ung thư, đại toán tố mới chống ung thư, hơn nữa là vua chống ung thư. Hôm nọ tôi thấy có người ăn tỏi, anh ta lấy một bát mì, rồi nhanh chóng bóc tỏi ra, ăn từng nhánh tỏi, không đầy 5 giây đồng hồ đã ăn xong. Thậm chí không đến 5 giây! Ăn như vậy không có ích gì hết. Nếu sợ tỏi có mùi, thì ăn một quả sơn tra, nhai nắm lạc rang, hoặc ăn chút lá chè là hết mùi ngay. Ở nước ngoài tuần nào người ta cũng ăn, sao chúng ta lại không ăn!
- Mộc nhĩ đen (nấm mèo).
Mộc nhĩ đen có tác dụng gì? Bây giờ cứ đến Tết, người chết vì nhồi máu cơ tim ngày một nhiều, càng ngày càng có nhiều người chết trẻ, thậm chí ở cả tuổi 30! Vì sao đến Tết chết nhiều? Có 2 nguyên nhân, một là máu đặc cao ngưng thể chất, tức là mỡ máu cao. Các vị nhớ cho, người máu đặc gọi là cao ngưng thể chất.
Người cao ngưng thể chất cộng thêm thức ăn cao ngưng, cho nên vào dịp Tết người chết vì nhồi máu cơ tim đặc biệt nhiều, không kể tuổi nào. Chết nhồi máu cơ tim tuy không có cách gì chữa được, nhưng hoàn toàn có thể dự phòng. Có bác sĩ khuyên bạn uống aspirin, vì sao? Có thể khiến máu không đặc, không bị nhồi máu cơ tim. Nhưng hậu quả là gì? Hậu quả của việc uống nhiều aspirin là đáy mắt xuất huyết. Bây giờ rất nhiều người xuất huyết đáy mắt. Như vậy không nên uống aspirin nữa. Hiện nay ở châu Âu không uống aspirin nữa rồi. Vậy thì làm thế nào? - Ăn mộc nhĩ đen.
Mộc nhĩ đen (nấm mèo) có hai tác dụng, trong đó có một là khiến máu không đặc lại. Tác dụng này của mộc nhĩ đen là do một chuyên gia bệnh tim của Mỹ phát hiện, ông ta đã đoạt giải Nobel. Sau khi ông ta phát hiện, tất cả người châu Âu, người có tiền và có địa vị đều ăn mộc nhĩ đen, chứ không uống aspirin nữa.
Người như thế nào là cao ngưng thể chất? Xin trả lời là người thấp, to, béo đặc biệt là phụ nữ ở thời kỳ chuyển đổi tuổi. Hơn nữa người thuộc nhóm máu AB càng dễ bị máu đặc cao ngưng. Và cổ càng ngắn thì càng dễ bị.
Thứ nhất là đừng ăn đồ biển nhiều, thứ hai nên uống một ít trà ngon, hoạt huyết tiêu ứ; thứ ba là nhất thiết chớ tức giận, hễ tức giận là máu đặc lại. Uống rượu trắng cũng dễ đặc máu, muốn uống thì uống vang đỏ, không quá 100ml. Nếu cho anh ăn lạc (Đậu phọng), nhất thiết đừng ăn, mà có ăn thì bóc vỏ đi. Có người hỏi: Cái vỏ lụa ấy chẳng phải có dinh dưỡng sao? Ai nói vậy, xin nói với các vị, vỏ lạc không có dinh dưỡng, nó chỉ có thể trị huyết ngưng phiến, nâng cao huyết tiểu bản, dùng để cầm máu. Người trung niên và người già chúng ta không nên ăn. Và xem tivi phải chú ý, tivi hay thì xem một lát, tivi dở thì đừng xem. Vì sao? Vì ngồi lâu, độ ngưng huyết sẽ lên cao. Người lùn, to, béo, không có cổ, lại đang thời kỳ chuyển đổi tuổi, lại nhóm máu AB ăn đồ biển bừa bãi, rồi lại tức giận, lại uống rượu trắng, xong rồi ăn lạc không bóc vỏ, người như vậy mà không chết vì nhồi máu cơ tim, thì là điều lạ.
- Phấn hoa (Pollen: chỉ bán trong các tiệm dược thảo).
Tổng thống Reagan từng một lần bị bắn trọng thương, lại đã một lần bị u ác tính, ông ta đã cao tuổi như vậy vẫn sống khỏe, chỉ có điều mắc chứng lú lẫn của người già. Chính là phấn hoa đã có tác dụng rất lớn cho cơ thể ông. Bây giờ ở châu Âu, châu Mỹ đều thịnh hành phấn hoa. Võ Tắc Thiên đã ăn phấn hoa, Từ Hi thái hậu cũng ăn phấn hoa.
Mọi người đều biết, phấn hoa là tinh tử của thực vật, nó thai nghén sự sống, dinh dưỡng rất phong phú, là cái tốt nhất trong thực vật. Cổ đại đã có rồi, nhưng chúng ta quên mất. Các vị đừng mua phấn hoa ở ngoài phố, phấn hoa bán ngoài phố có vỏ cứng, chưa phá vách. Phá vách cần có xử lý khoa học kỹ thuật cao. Thứ hai, phấn hoa mọc dại, dễ ô nhiễm, phải sát trùng. Thứ ba, nó là protein, phải thoát mẫn. Phấn hoa phải có 3 điều này mới dùng được: xử lý, tiêu độc, thoát mẫn.
Phấn hoa ở Nhật Bản được dùng nhiều lắm, ở tuổi nào cũng dùng nó để làm đẹp. Người mẫu ở Pháp không ai không dùng. Tài liệu ghi chép cho biết, tỷ lệ chữa bệnh của phấn hoa là 97%. Nếu dùng phấn hoa chữa không khỏi thì thuốc cũng không giải quyết được, cuối cùng công năng thận suy kiệt, đái ra máu, rồi u thận. Cho nên phải chữa trị sớm chứ đừng chờ đến công năng thận suy kiệt. Lại còn chứng rối loạn đường ruột, phụ nữ mắc nhiều, bí đái có tính chất tập quán. Rất nhiều người uống thuốc đi ngoài mà mắc ung thư trực tràng, ung thư kết tràng. Phấn hoa có một tên gọi là cảnh sát đường ruột, sau khi ăn phấn hoa, cảnh sát có thể duy trì trật tự đường ruột. Thứ ba là nó làm đẹp khỏe mạnh, duy trì thể hình. Ba tác dụng lớn của phấn hoa không thể coi thường.
* Thức ăn động vật
Người ta nói ăn động vật bốn chân, không bằng ăn con hai chân, mà ăn con hai chân không bằng ăn con nhiều chân. Nếu trong bữa ăn có cả thịt lợn và thịt dê thì ăn thịt dê; có thịt dê và thịt gà thì ăn thịt gà, có gà và cá thì ăn cá, có cá và tôm thì ăn tôm. Đó không phải là làm khách. Động vật càng nhỏ thì protein càng tốt.
Dinh dưỡng học đại chúng chỉ xem con vật to hay nhỏ; đem phân tử thức ra thì người ta không hiểu. Chưa nói con chuột. Ở hội nghị quốc tế người ta nói protein của bọ chét là tốt nhất. Con bọ chét, đừng thấy nó nhỏ, nó có thể nhảy cao hơn 1 mét, anh có tin không. Nếu phóng đại nó lên bằng cơ thể con người, thì nó có thể nhảy lên đến mặt trăng ấy chứ! Cho nên đã có mấy bác sĩ Mỹ đang nghiên cứu làm thế nào ăn được bọ chét.
Bây giờ tổ chức WHO đề nghị mọi người ăn nhiều gà và cá. Vậy sao không khuyến nghị ăn tôm? Không phải là không khuyến nghị, mà là tôm đắt quá, khó phổ cập. Nếu có tôm, thì ăn tôm là tốt. Vài con tôm đủ nhiều protein hơn là ăn đầy một bụng thịt bò.
Cá thì dễ phổ cập hơn. Protein của cá một giờ là hấp thu được, tỷ lệ hấp thu là 100%, còn protein thịt bò phải 3 tiếng đồng hồ mới hấp thu được. Cá đặc biệt thích hợp cho người già nhất là người cơ thể suy nhược. Tất nhiên là tôm còn tốt hơn cá. Quốc tế đã điều tra, vùng tuổi thọ nổi tiếng nhất toàn thế giới là Nhật Bản, vùng tuổi thọ của Nhật Bản là ven biển, mà ven biển tuổi thọ cao nhất là địa phương ăn cá. Đặc biệt là ăn cá bé, tôm bé, nên nhớ phải ăn cả con cá (cả đầu lẫn đuôi), vì có chất hoạt tính, mà chất hoạt tính thì ở đầu và ở bụng cá bé, tôm bé. Đấy là khoa học, chứ không phải mua cá cứ chọn con to là tốt.
Còn một nguyên tắc ăn nữa là ăn phải nắm vững lượng, chứ không phải ăn càng nhiều càng tốt. Trên quốc tế có quy định: ăn no 7 phần 10, suốt đời không đau dạ dày, ăn 8/10 là tối đa, nếu ăn no 10/10 thì 2/10 kia vô ích. Cho nên quốc tế khuyến nghị tỷ lệ vàng là 0,618: lương thực phụ 6, lương thực chính 4; lương thực thô 6, lương thực tinh 4; thực vật 6, động vật 4. Cân bằng vật chất có một quy luật. Trẻ sinh ra cho đến 5 tháng ăn sữa mẹ là tốt nhất, ngoài 5 tháng sữa mẹ cũng không đủ, cần thêm 42 loại thức ăn trở lên.
Người ta đến tuổi già lại càng khó. May thay có một bác sĩ người Pháp tên là Climent, khi du lịch sang châu Phi thấy người ở hồ đầm lớn châu Phi khỏe mạnh sống lâu hơn chúng ta. Họ ăn cái gì? Ăn rong biển, phơi khô rồi làm bánh bao ăn, sau đó uống canh rong biển.
- Rong biển
Bác sĩ ấy đem về Paris thí nghiệm, thì ra là rong biển, rong xoắn ốc. Rong xoắn ốc này phát hiện năm 1962, phát hiện này làm xôn xao cả thế giới. Vì sao? Một gam nó bằng 1.000 gam tổng hợp tất cả các loại rau, dinh dưỡng đặc biệt phong phú, rất toàn diện, phân bố dinh dưỡng rất cân bằng, hơn nữa là thức ăn kiềm tính. Ở Nhật Bản mỗi năm họ tiêu thụ 500 tấn rong xoắn ốc, họ đi du lịch sang Trung Quốc người nào cũng mang theo. 8 gam rong xoắn là có thể duy trì sự sống 40 ngày. Ngoài ra nó rất quan trọng đối với một số bệnh như tim mạch, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, tiểu đường...
Ưu điểm lớn nhất của rong xoắn là khiến cho bệnh nhân tiểu đường không bị biến chứng, có thể ăn uống như người bình thường. Bệnh nhân tiểu đường thiếu năng lượng, lại không được ăn đường, rong xoắn là đường khô, hấp thu đường khô vào là có năng lượng. Bệnh nhân tiểu đường, đường máu không ổn định, sau khi dùng rong xoắn có thể dần dần ngừng thuốc, sau đó dần dần ngừng rong xoắn, cuối cùng khống chế bằng ăn mềm. Đối với bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, rong xoắn có chất diệp lục, có tác dụng khôi phục đối với niêm mạc dạ dày.
- Rong xoắn
Rong xoắn còn có tác dụng phòng bức xạ. Khi trạm điện hạt nhân của Liên Xô bị nổ, chuyên gia Nhật Bản đi cứu, mang theo rong xoắn, tác dụng chống bức xạ của nó rất mạnh.
Nhưng có mấy cách có thể dự phòng:
- Thứ nhất là uống trà xanh;
- Thứ hai là ăn rau xanh, cà rốt;
- Thứ ba là ăn rong xoắn;
- Thứ tư ăn tảo phục khang.
Tảo phục khang là tốt nhất. Tùy theo điều kiện kinh tế của mình mà chọn lấy một cách, thực sự không được thì ăn rau xanh, cà rốt. Bức xạ thì ai cũng có thể tiếp xúc. Quốc tế đã từng cảnh cáo: nhất thiết chớ để đồ điện trong phòng ngủ. Nhất là lò vi sóng đối với chúng ta nguy hại lớn nhất, trong vòng 7 mét nó có thể bức xạ đến chúng ta. Và các loại đồ điện không nên mở cùng một lúc. Vừa có tivi, vừa có tủ lạnh, lại vừa có lò vi sóng, bạn làm thức ăn ngay bên cạnh, thì mắc bệnh ung thư là không oan uổng gì.
2. Vận động có ôxy:
Có một kinh nghiệm thành nguyên tắc, là nhất thiết đừng tập luyện sáng sớm. Xin khuyến nghị các vị tập luyện vào chiều tối. Các nhà khoa học đã quy định, ăn xong 45 phút sau hãy vận động. Mà người già vận động thì đi bách bộ là được, cần đi khoảng 30 phút.
Muốn giảm béo không dùng phương pháp này, nửa giờ đến một giờ trước bữa cơm, ăn hai hạt đến bốn hạt rong xoắn, sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn, mà lại không thiếu dinh dưỡng. Người châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn, ở Trung Quốc ăn ít đi ngoài nhiều là không đúng cách.
Thứ hai là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng, để bạn tham khảo. Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định là 9 giờ đến 11 giờ, buổi chiều 2 giờ đến 4 giờ. Vì sao? Vì sau 9 giờ không khí ô nhiễm lắng xuống, chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lực.
Các vị chú ý cho, sáng dậy mở cửa sổ, đừng có thở nhiều ở đó, vì chất gây ung thư, chất phản lưu đều chạy hết vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi. Quốc tế đã cảnh cáo, 6 giờ đến 9 giờ sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm nhất. Không thể nói chung chung rằng ngủ sớm dậy sớm khỏe người. Cả đêm bạn đã hít đầy bụng khí các-bô-níc ở trong nhà, trong đường hô hấp đã có hơn 100 loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây, buổi sáng trong rừng cây lại toàn là các-bô-níc.
Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ sở cao, thân nhiệt cơ sở cao, thận thượng tuyến tố cao gấp 4 lần buổi chiều tối, người có bệnh tim rất dễ sinh chuyện. Trong rừng cây phải đợi khi mặt trời lên, ánh mặt trời có phản ứng với chất diệp lục mới có thể sản sinh ôxy. Lúc trong rừng toàn là các-bô-níc rất dễ trúng độc, rất dễ mắc ung thư. Trong sách Hoàng đế nội kinh có nói "không có mặt trời thì không tập luyện". Mùa hè ngủ sớm dậy sớm, mùa đông không nên đi tập buổi sáng sớm, mà đổi sang tập buổi tối.
Về vấn đề tập thể dục buổi sáng, có rất nhiều ông già, bà già 5, 6 giờ sáng đã xách kiếm gỗ đi ra ngoài. Đến tối, không thấy các ông các bà nữa, họ đều ở nhà xem tivi. Đó là vì họ không biết rằng tập luyện buổi sáng sớm rất nguy hiểm. Sáng sớm dậy, quy luật của đồng hồ sinh học trong con người là nhiệt độ cơ thể cao, huyết áp tăng, hơn nữa nội tiết tố thượng thận cao gấp 4 lần buổi tối, nếu vận động mạnh, sẽ rất dễ xảy chuyện, dễ làm tim ngừng đập. Không có gì để phản đối việc đi bộ, tập thể dục, tập Thái cực quyền, luyện khí công buổi sáng sớm. Điều đó không có gì sai cả. Nhưng nếu người già và người trung niên sáng sớm vận động mạnh, chạy đường dài, leo núi, thì chỉ có trăm điều hại, không một điều lợi.
Cũng không phải là người như thế nào cũng đều ngủ sớm, dậy sớm khỏe người cả, người cao tuổi đừng có bật dậy mạnh. Có người bật một cái là dậy, thoắt một cái nhồi máu cơ tim chết luôn. Quốc tế người ta nói, người ngoài 70 nên dậy thong thả, duỗi tay duỗi chân cử động vài cái, rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi hẵng đứng lên. Như vậy sẽ không làm sao cả. Cho nên tuổi tác khác nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì phải đối xử khác nhau.
Ngủ trưa. Quốc tế quy định rồi, ngủ trưa hay không ngủ trưa khỏi phải tranh luận. Trước kia Nhật Bản không chủ trương ngủ trưa, nhưng nếu đêm hôm trước ngủ không tốt thì hôm sau nên ngủ trưa. Thời gian ngủ trưa nên là nửa giờ sau bữa ăn trưa, và tốt nhất nên ngủ một tiếng đồng hồ, ngủ lâu quá không lợi cho sức khỏe. Không nên đắp chăn dày. Buổi tối đi ngủ vào lúc nào? Khái niệm ngủ sớm dậy sớm cần làm rõ. Nếu 7 giờ tối đi ngủ, 12 giờ đêm dậy lục sục vớ vẩn, thì không ích gì. Nên đi ngủ lúc 10 giờ đến 10 giờ 30 đi ngủ, vì ở hội nghị quốc tế người ta đã quy định, một giờ đến một giờ rưỡi sau đi vào giấc ngủ sâu là tốt nhất, như thế thì 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, 3 tiếng ấy sét đánh cũng không nhúc nhích, không có làm gì hết. 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu. Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy tinh thần sẽ thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4 giờ, thì đó là giấc ngủ nông. Biết cách ngủ và không biết cách ngủ là rất khác nhau. Từ 12 giờ đến 3 giờ sáng là giấc ngủ say như chết, và trước khi đi ngủ tắm nước nóng 40-50 độ, như vậy chất lượng giấc ngủ rất cao.
3. Trạng thái tâm lý tốt:
Vấn đề thứ ba về việc giữ gìn sức khỏe là trạng thái tâm lý. Nếu trạng thái tâm lý không tốt thì anh ăn uống tập luyện cũng vô ích. Tức giận thì dễ bị khối u, cả thế giới đều biết. Trường đại học Stanford đã làm một thí nghiệm nổi tiếng, lấy ống mũi đặt lên mũi cho anh thở, rồi sau đó lấy ống mũi đặt trên bãi tuyết 10 phút. Nếu băng tuyết không đổi màu thì chứng tỏ anh bình tĩnh tự nhiên; nếu băng tuyết trắng lên, chứng tỏ anh có điều hổ thẹn day dứt; nếu băng tuyết tím đi, chứng tỏ anh rất tức giận. Rút lấy 1-2 cc chỗ băng tuyết tím đó tiêm cho chuột con thì 1-2 phút sau chuột con sẽ chết.
Xin khuyên các bạn, ai muốn trêu tức bạn, thì bạn đừng có tức. Nếu bạn không nhịn được, bạn hãy xem đồng hồ, đừng để quá 5 phút, quá 5 phút là hỏng chuyện, máu sẽ tím đi. Thí nghiệm này đã được giải Nobel.
Tâm lý học có thể đề xuất 5 phương pháp tránh tức giận:
- Một là tránh đi;
- Hai là chuyển di, người ta chửi anh thì anh đi đánh cờ, câu cá, không nghe thấy;
- Ba là thả ra, nhưng phải chú ý, người ta chửi anh, anh lại đi chửi người khác thì không gọi là thả ra, mà phải đi tìm bạn tri âm để nói chuyện, thả ra hết (giải tỏa) nếu không cứ để bụng thì sẽ sinh bệnh;
- Bốn là thăng hoa, tức là người ta càng nói anh thì càng ra sức làm;
- Năm là khống chế, đây là phương pháp chủ yếu nhất tức là mày chửi thế nào ông cũng không sợ. Điểm này rất quan trọng.
Nhịn một lúc gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn nại không phải là mục đích, mà là sách lược. (D.Kiên)
Nhưng người thường không làm nổi, mới nói một câu đã lồng lộn lên.
Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu (Không nhịn được điều nhỏ thì sẽ rối loạn hỏng cả mưu kế lớn). Châu Âu có một tục ngữ: cái lý khó giảng thì nên dừng; con người khó đối xử thì nên xử hậu; việc khó xử thì nên làm thong thả; công việc khó thành thì nên khôn khéo. Câu đầu tiên trong 4 câu ấy có nghĩa là: lý lẽ khó thì hãy khoan nói. Triết lý rất sâu sắc, rất có ích. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Chu Du, rốt cuộc đã khiến Chu Du tức giận mà chết. Tại Chu Du hay tại Gia Cát Lượng? Kết luận là tại Chu Du, khí lượng ông ta hẹp hòi quá. Tức giận nguy hại rất lớn cho người ta.
Hiện nay, có một lý thuyết mới, tất cả động vật đều không có công năng cười, duy loài người có công năng đó. Nhưng loài người chưa biết sử dụng công năng đó. Xưa có câu: một nụ cười trẻ ra mười tuổi. Không phải chỉ tuổi tác, mà chỉ tâm thái. Miệng hay cười, người hay khỏe. Tác dụng của cười rất lớn. Cười tránh được rất nhiều bệnh. Thứ nhất, không bị thiên đầu thống, thứ hai không bị đau lưng, vì khi cười vi tuần hoàn phát triển. Thông tắc bất thống (thông thì không đau), bất thông tắc thống (không thông thì đau).
Lại nữa, cười, thường xuyên cười đặc biệt tốt cho đường hô hấp và đường tiêu hóa. Có thể làm thí nghiệm, anh cứ sờ vào bụng bắt đầu cười, mỗi ngày cười to 3 lần, bụng lọc sọc 3 lần, thì không táo bón, không bị ung thư dạ dày, đường ruột. Anh tập tay, tập chân, nhưng tập dạ dày đường ruột vào lúc nào? Không có cơ hội, chỉ có cười mới luyện tập được dạ dày, đường ruột.
Cười đã trở thành một tiêu chuẩn của sức khỏe. Giải Nobel thứ hai về cười đã được trao. Cười là thứ thuốc tể thiên nhiên. Nếu bạn bị viêm khớp, xin đừng lo, cứ nhìn vào khớp mà cười ha hả, một chốc là không đau nữa. Cười có nhiều ích lợi như thế, sao chúng ta lại không cười nhỉ!
Mới đây thành phố Bắc Kinh đã có cuộc tổng kiểm tra về tuổi thọ của người dân, bạn có biết là cụ ông thọ hơn hay cụ bà thọ hơn không? Xin nói mau, cụ bà thọ hơn cụ ông, bình quân thọ hơn cụ ông 6 năm rưỡi. Ưu điểm lớn nhất của rất nhiều bà cụ là từ khi còn trẻ đã thích cười, già rồi vẫn cười. Trong các buổi diễn thuyết chỉ thấy toàn các bà cười, các ông không cười. Đã kém người ta 6 năm rưỡi rồi đấy, đến bao giờ các ông mới cười. Cho nên từ giờ, mỗi người hãy mau mau cười đi. Có người nói thế nào cũng chẳng cười. Cấp bậc càng cao càng không cười, biết làm thế nào được? Chẳng những đã không cười, lại còn lý luận: Nam nhi hữu lệ bất khinh đàn (Đàn ông có nước mắt nhưng không dễ gì chảy). Nước mắt người thường thì mặn, nước mắt bệnh nhân tiểu đường thì ngọt, nước mắt đau buồn thì đắng, trong đó có peptide, có hoóc-môn. Nếu lâu ngày không chảy đi thì sẽ bị khối u, bị ung thư đấy. Dù có khỏi khối u thì cũng bị loét hoặc viêm kết tràng mạn tính. Cho nên, nếu các vị đau buồn thì phải chảy nước mắt ra, giữ lại không ích gì đâu.
Ở hội nghị quốc tế, người ta đã cảnh báo chúng ta. Chúng ta hãy uống trà xanh, ăn đậu nành, ngủ cho tốt, năng vận động, và đừng quên luôn luôn cười vui. Mong rằng mỗi người đều chú ý cân bằng ẩm thực, vận động có ô-xy và chú ý trạng thái tâm lý của mình, lúc đáng khóc thì khóc, lúc đáng cười thì cười chắc chắn chúng ta nhất định có thể vượt qua tuổi 73, qua tuổi 84, đến 90, 100 tuổi vẫn còn khỏe mạnh.
Hãy luôn luôn cười vui!
Nguồn: Group Hoc Tu

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Bức Tranh Thêu


Bức Tranh Thêu 

Đây là chuyện tôi nghe.

Chú nhỏ thường ở nhà chơi loanh quanh cạnh mẹ. Một hôm mẹ ngồi ghế thêu thùa và chú thích thú ngồi bệt dưới sàn, ngả đầu lên chân mẹ, tò mò nhìn mẹ đang chăm chỉ với đường kim mũi chỉ thoăn thoắt xuyên qua mặt vải trắng căng thẳng nhờ một khung gỗ tròn.

Vì nhìn ngược từ dưới lên, chú ngạc nhiên thấy mẹ cứ chốc chốc lại đổi sợi chỉ màu, và cứ xuyên kim qua lớp vải trắng để tạo thành những mảng chỉ đủ màu rối rắm, lộn xộn, chẳng ra hình thù gì cả.
Chú phê bình: “Mẹ thêu cái gì xấu quá! Chỉ nùi thành cục, màu mè lộn xộn!”

Mẹ chú ngừng tay, vò nhẹ mớ tóc mây mềm mại trên đầu chú, và bảo: “Mẹ sắp xong rồi. Con kiếm cái gì chơi đi. Lát nữa mẹ sẽ gọi con lại xem.”

Quả nhiên, khoảng mười lăm phút sau, nghe mẹ gọi chú liền chạy ù tới. Mẹ bế chú đặt ngồi vào lòng. Chú trầm trồ khi thấy trên nền vải trắng hiện ra một cánh hoa hồng đỏ thắm. Mẹ chú giải thích: “Này con, nếu nhìn ngược lên từ phía dưới, con thấy một mớ chỉ màu rối rắm, lộn xộn, chẳng ra hình thù gì cả. Nhưng khi nhìn từ góc này, theo hướng từ trên xuống như con đang ngồi trong lòng mẹ, con thấy mẹ đã thêu được cánh hoa hồng xinh xắn này căn cứ theo nét bút chì vẽ sẵn cái mẫu trên nền vải.”   
   
Người kể chuyện bình luận:
Cuộc sống chúng ta trên thế gian có những lúc rối rắm quanh co, gian nan khúc chiết mà chúng ta không sao hiểu được. Chúng ta phân vân ngước lên trời và không thể trả lời được vì sao lại diễn ra những điều như thế. Đó là Thượng Đế đang “thêu” những mảnh đời của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta lìa khỏi thế gian, được ngồi ở bên cạnh Thượng Đế và nhìn xuống lại cõi trần thì bấy giờ ta mới lãnh hội được ý nghĩa những bức tranh Ngài đã thêu.

Phú Nhuận, 29-9-2010  
Huệ Khải
Tuần báo Công giáo và Dân tộc, số 1777, ngày 01-10-2010