Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Tình bạn



Tình bạn


Hai người bạn đi trên đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có một cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi". Họ tiếp tục đi, đến một con sông, họ dừng lại và tắm ở đấy.
Người bạn bị đánh không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu.
Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá:
"Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".
 


Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi: "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết trên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?" Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng ta hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng với sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó lên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được...” Hãy học cách viết trên cát và trên đá.
Sưu tầm

Bài tâm tướng


 Bài tâm tướng

(Của TRẦN HI DI TIÊN SANH, do Ngài cố Minh Thiện trích dịch năm 1960)

1. Trần Lão Tổ đặt bài tâm tướng,
Cho biết người, rồi lượng xét mình;
Tâm là gốc của tướng hình,
Xét tâm tự hiểu dữ lành chẳng sai.
 

2. Hình phát động, không ngoài tâm được,
Xem hạnh người, họa phước dễ suy;
Kẻ nào tâm tánh thiên vì,
Khó nuôi con cháu đến kỳ lớn khôn.
 

3. Nghe lời nói nhiều tuồng tráo trở,
Biết là phường quen dở mưu lừa;
Cúi đầu, miệng bỏ nhỏ thưa,
Gặp ai như vậy, phải ngừa tham gian.
 

4. Phơi gan mật giải bàn đích xác,
Hẵn là trang lỗi lạc tài ba;
Thường ngày, khí định tâm hòa,
Đoán sanh con quí, trổ ra cháu hiền.
 

5. Tài chưa vẹn, tánh thiên cố chấp,
Không họa to, cũng gặp kỳ cùng;
Xây lưng, đã vội trở lòng,
Cháu con ắt chịu trùng trùng họa tai.

6. Khi trò chuyện, nhắc hoài bạn cũ,
Sống trăm năm, hưởng thú giàu sang;
Trọng giàu, khi kẻ bần hàn,
Gởi nhờ con vợ, có an bao giờ!
 

7. Kính già cả, lòng ưa mến trẻ;
Rạng tổ tông, phước để cháu con;
Buông lời xúi giục giận hờn,
Làm cho giảm bớt thọ nguơn chẳng vừa.

8. Trả oán nhỏ, ơn xưa bất kể,
Trên bảng vàng, không dễ danh nêu;
Sang giàu chưa mấy đà kiêu,
Tương lai sự nghiệp bấy nhiêu là cùng;

 9. Giàu sang cả, lòng không chút động,
Đặng phước lành lớn rộng vô biên;
Con người dối trá, thầm riêng,
Vinh hoa tuy hưởng, đổ nghiêng thình lình.
 

10. Giữ tâm tánh công bình, ngay thẳng,
Dẫu không con, chết đặng làm thần;
Nói hoài: chết sống chẳng cần,
Lâm cơn nguy biến, lánh thân ngoài vòng.
 

11. Gặp những kẻ khoe lòng tri kỷ,
Tình thâm giao rốt chỉ tầm thường;
Việc làm khó nhọc dám đương,
Là người gầy dựng cột rường quốc gia.
 

12. Kẻ ngờ vực, tránh xa mỗi chút,
Chớ tưởng là tâm phúc mà tin;
Ở ăn trái ngược nhơn tình,
Tụng đình gây khổ, lụy mình hại con.
 

13. Đãi người, tỉ ta trong cảnh họ,
Phước lộc nhiều, tuổi thọ cũng cao;
Mê chi sắc đẹp, rượu đào,
Buồng the thê thiếp dàu dàu đợi trông.
 

14. Mặc ai tổn, mình mong lấy lợi,
Con lớn lên chẳng khỏi ngỗ ngang;
Ruộng vườn mua rẻ, người than,
Quyết sau con cháu phá tan gia tài.

15. Người trọng kỉnh ông thầy dạy học,
Định sanh con đầu óc hiền lành;
Kẻ ngu khắc bạc, rủa hành,
Mạng không chết yểu, đời sanh bần cùng.
 

16. Người trí thức nhiêu dung, ít nói,
Hưởng an khương, đặng với gia phong;
Gian nan, giữ được một lòng,
Sách đèn có thuở nên công đãi thần.
 

17. Gặp vui sướng, không cần để ý,
Dẫu tài sơ, toại chí thanh vân;
Cần lao, hà tiện, tợ gần,
Đồng dư tiền của, khác phân hạng người.
 

18. Hoặc giàu lớn, hoặc thời giàu nhỏ,
Xem độ lường, biết rõ hạng nào;
Xa hoa, mỹ lệ sánh nhau,
Cũng đồng xài phí, mặc dầu tánh riêng.
 

19. Đây hoang đãng, đó chuyên nghệ thuật,
Xét trí tài, hiểu chắc tánh chi;
Hẹp suy, đừng tưởng giữ y,
E sau gây họa, khuynh nguy cửa nhà.
 

20. Bòn phước, chớ hiểu là bỏn xẻn,
Mới khinh tài, giữ vẹn nghĩa cao;
Việc dầu lớn, chẳng nôn nao,
Là người đại chí, về sau rỡ ràng,
 

21. Tùy cơ hội, mở mang thinh thế,
Thì tài cao sớm dễ nên danh;
Có tài, mà dấu nghề lành,
Mình nên cũng khó, kẻ thành không ai.
 

22. Người thấy lỗi, thầm bày nhau sửa,
Gởi thân, luôn nhà cửa, cũng nên;
Tưởng đầy, biết đủ hai bên,
Đàng kiêu họa lớn, đàng khiêm phước dày.
 

23. Dung tài (Vụng về) với đại tài phân biệt,
Kìa dối hư, nọ thiệt sẽ thành;
Tham cao, muốn quấy, gổ ganh,
Rốt rồi khó đặng lợi danh bằng người.
 

24. Lòng trắc ẩn, giúp đời làm ngải,
Rủi lâm nàn, đặng giải khỏi nguy;
Việc ơn, điều oán, chẳng suy,
Mạng căn khó liệu duy trì đặng lâu.
 

25. So mảy mọn tranh nhau từ tấc,
Thôi hết trông nhậm chức lớn lao;
Tánh cang, mưu tính nên mau,
Họa tai trọn giữ làm sao khỏi mình?
 

26. Quá nhu nhược, khó thành việc cả,
Nhưng phước thường, cũng khá hưởng yên;
Cảnh sung suớng, lộ sầu riêng,
Là người cực khổ, truân chuyên mãn đời.
 

27. Đương căm giận, trở cười vui vẻ,
Dẫu tới già, cũng kẻ tà gian;
Có tài mà thích khoe khoang,
Hết mong tiến bước trên đàng công danh.

28. Lỗi kẻ khác, phui phanh bài báng,
Đủ làm cho tổn mạng chẳng chơi;
Dung mình, mà cứ trách người,
Đồng mưu cọng sự, mấy đời vẹn xong.
 

29. Cam chịu lỗi, nhường công kẻ khác,
Năng giúp người giải thoát nạn nguy;
Trong nhà, hiếu để vẹn nghì,
Nối dòng thế phiệt, ai bì trâm anh.
 

30. Đời vui khổ, đồng tình chia sớt,
Sau làm thần, chẳng ngớt khói nhang;
Ý hay chiều chuộng châu toàn,
Biết người đức hậu sửa sang mối giềng.
 

31. Tánh ưa thích xéo xiên kích bát,
Tỏ ra lòng bạc ác, bất lương;
Sắc trên gò má biến thường,
Là người thiểu phước, đoạn trường lao đao.
 

32. Tình giao hảo trước sau một mực,
Ấy bạn lành sẵn đức bao dung;
Với người tranh cạnh buông lung;
Thiếu công bồi đắp, vận cùng khó thông.

33. Khi xảy chuyện, xét lòng mình trước,
Đức đủ đầy, oan khuất dễ minh;
Tuổi xuân, nhẹ tánh phóng tình,
Số thầy Nhan Tử (32 tuổi), trung bình không hơn.
 

34. Thuở trai tráng, muội hôn, liều lĩnh,
Bất hoặc kỳ (40 tuổi), hạn định bỏ mình;
Giận mừng, chẳng kể trọng khinh,
Cả đời đâu có đạt thành việc chi!
 

35. Khen hay trách, không suy phải quấy,
Tình bạn bè bởi đấy tuyệt giao;
Thấy nguy, gấp gãy, trợ nhau,
Rủi nghèo, Trời Đất ban trao phước lành.
 

36. Gỡ rắc rối, thân hành cứu khổ,
Lâm rạc tù, hộ có Thần linh;
Cơ hàn, chớ oán thân sanh,
Tự mình tạo ác, gây thành trái oan.
 

37. Bịnh ôn dịch chẳng can số mạng,
Mắc tội Trời, phải nạn lớn lao;
Người khinh, dạ chịu chẳng nao,
Tự nhiên con cháu xiết bao phát tài.
 

38. Khi rảnh việc, hằng ngày xét lỗi,
Suốt một đời nhàn rỗi yên thân;
Mất còn, chẳng động tâm thần,
Dẫu không sang cả, cũng phần giàu to.
 

39. Lúc mừng giận, chẳng cho lộ sắc,
Đã sống lâu, thêm chắc kiện toàn;
Không chi, sảng sốt, vội vàng,
Tánh người lòn cúi, tính toan hẹp hòi.
 

40. Có tai nạn mà coi tĩnh táo,
Can đảm nhiều, trí xảo, mưu sâu;
Ở đời cư xử cùng nhau,
Một lòng bình đẳng mới hầu an khương.

41. Tu nhơn đức thường thường chẳng mỏi,
Nối năm đời dòng dõi hiển vinh;
Việc đời đủ chứng làm tin,
Cho hay Thiên Đạo minh minh chẳng lầm.
 

Khuyên ai ghi nhớ vào tâm!

Người thợ xây



Người thợ xây

Người thợ xây nọ đã làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu trong nhiều năm cho một hãng thầu xây dựng. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Hãng thầu rất tiếc khi thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị ông cố gắng ở lại giúp hãng xây một căn nhà trước khi thôi việc. Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây dựng căn nhà với những vật liệu tầm thường, kém chọn lọc, miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi. 

Mấy tháng sau, căn nhà đã hoàn thành. Người chủ hãng mời ông đến, trao cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói: "Ông đã gắn bó và làm việc rất tận tụy với hãng trong nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, chúng tôi xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!"



Thật là bàng hoàng! Nếu người thợ biết mình sẽ xây cất căn nhà cho chính mình thì hẳn ông ta đã làm việc cẩn thận hơn và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà ông biết rõ là kém phẩm chất như thế nào. 

Câu chuyện người thợ xây cũng tương tự như chuyện đời của chúng ta. Cũng như người thợ già kia, chúng ta thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó. 

Cuộc đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn!
Sưu tầm

Lỗ nhỏ đắm thuyền




Lỗ nhỏ đắm thuyền


Trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado có một cây đại thụ khổng lồ bị tàn phá còn trơ lại mỗi một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán cây đó sống khoảng 400 năm. Hồi Columbus đặt chân lên đất El Salvador nó đã có rồi và khi những tu sĩ tới gây dựng sự nghiệp ở Plymouth , nó mới sống được nửa đời của mình.
Trong đời sống dài đằng đẵng suốt bốn thế kỷ đó,
nó bị sét đánh 14 lần và trải qua biết bao lần tuyết băng, giông tố mà vẫn sống. Về sau, nó bị một đàn sâu đục khoét hết lớp vỏ này đến lớp vỏ khác, mỗi ngày gặm nhấm từng chút một liên tiếp không ngừng. Dần dần cây cổ thụ trở nên mục ruỗng và ngã đổ. Thành thử một cây cổ thụ khổng lồ chống chọi nổi với thời gian, với sấm sét, với giông tố mà rốt cuộc lại bị hạ vì những con sâu tí hon, nhỏ xíu tới nỗi có thể bẹp nát giữa hai đầu ngón tay người.



Nhiều người chúng ta cũng từng vinh quang chiến thắng được sấm sét, giông tố, vượt qua cả trời long đất lở trong đời, để rồi bị những phiền muộn, giận hờn vặt vãnh, tầm thường đánh gục. Những điều vụn vặt ấy có khác chi những con sâu nhỏ kia có thể phá hủy cuộc sống chúng ta từng ngày.
Vì thế, đừng bao giờ để những con sâu ấy len lỏi trong tâm hồn, khi chúng ta có thể bóp bẹp chúng chỉ bằng hai đầu ngón tay!

Sưu tầm

Cái chậu nứt


Cái chậu nứt

Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước.
Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ:
"Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.- "Tôi xin lỗi ông!"- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu."
 

Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy biết tận dụng vết nứt của mình chứ đừng luôn mặc cảm tự ti vì những vết nứt đó!
Sưu tầm.

Câu chuyện dành cho những ai đã là vợ chồng



Câu chuyện dành cho
những ai đã là vợ chồng


Chồng chị là một kỹ sư giỏi, chị yêu anh vì sự vững chãi, chín chắn của anh, chị yêu cái cảm giác ấm áp mà chị có mỗi khi chị tựa đầu vào vai anh. Và sau 3 năm tìm hiểu, anh chị đã đi đến hôn nhân.Nhưng đến hôm nay, sau hai năm là vợ chồng, chị bỗng thấy mệt mỏi với những cảm giác mà chị phải trải qua khi chung sống với anh.
Những lý do khiến chị yêu anh trước đây, bỗng biến thành những lý do tạo nên sự đổi thay trong chị. Chị là một phụ nữ nhạy cảm, và rất dễ bị thương tổn trong tình yêu, chị luôn khao khát những khoảnh khắc lãng mạn, giống như là bé gái nhỏ thèm khát kẹo ngọt.
Nhưng anh lại trái ngược với chị, anh không có sự nhạy cảm, và hoàn toàn không quan tâm đến những khoảnh khắc lãng mạn trong cuộc sống vợ chồng, điều này đã làm cho chị càng chán nản hơn.Và chuyện gì đến phải đến, một hôm chị quyết định cho anh biết rằng chị muốn ly dị, rằng chị không thể chung sống với anh thêm một giờ phút nào nữa. Rất bất ngờ khi nghe chị yêu cầu như thế, anh chỉ biết hỏi “Tại sao”?. “Em cảm thấy mệt mỏi, không có lý do nào cho mọi thứ trên thế gian này!” - chị trả lời. Anh không nói gì thêm nữa, nhưng suốt đêm đó, anh không ngủ, và chìm sâu vào những ưu tư, khắc khoải với ánh sáng lập lòe của điếu thuốc gắn trên môi. Sự im lặng của anh càng làm cho cái cảm giác thất vọng trong chị tăng lên, đấy là một người đàn ông không thể biểu lộ gì ngay cả đến lúc gặp tình huống khó khăn như lúc này, còn gì nữa để mà chị hy vọng ở anh?Cuối cùng rồi anh cũng lên tiếng, anh hỏi chị: “Anh có thể làm gì để thay đổi ý định của em?”. Ai đó đã nói đúng: “Rất khó khăn để thay đổi tính cánh của một con người”, và chị nghĩ rằng chị không thể nào thay đổi cách sống của anh. Nhìn sâu vào mắt anh, chị chậm rãi trả lời: “Đây chính là câu hỏi, nếu câu trả lời của anh có thể thuyết phục em, em sẽ thay đổi ý định ly dị. Nếu em nói, em muốn bông hoa ở phía bên kia vách núi, và cả hai chúng ta đều biết rằng khi anh cố hái bông hoa đó cho em thì anh sẽ chết, anh có vẫn cố làm cho em hài lòng chứ?”. Anh đáp “ Ngày mai anh sẽ trả lời câu hỏi cho em…”. Những hy vọng của chị hoàn toàn bị chìm xuống khi nghe câu trả lời của anh.Sáng hôm sau, chị tỉnh giấc và nhận ra anh đã đi rồi. Chị nhìn thấy một mảnh giấy với dòng chữ ngoệch ngoạc của anh, được dằn dưới ly sữa, trên chiếc bàn ăn gần cửa…. và chị bắt đầu đọc.“Em yêu,
Anh sẽ không thể nào hái bông hoa đó cho em, nhưng hãy cho anh giải thích những lý do mà anh không thể”.
Ngay những dòng đầu đã làm tan nát trái tim chị, chị tiếp tục đọc.
“… Khi em sử dụng máy vi tính, anh luôn sắp xếp phần mềm cho em dễ sử dụng, và khi em kêu lên trước màn hình khi có sự cố, anh luôn chuẩn bị những ngón tay để có thể giúp em phục hồi lại những chương trình. Em thường bỏ quên chìa khóa cửa, nên anh luôn chuẩn bị đôi chân để sẵn sàng chạy về mở cửa cho em. Em rất thích đi du lịch, nhưng lại thường hay bị lạc đường trong những thành phố xa lạ, nên anh phải chuẩn bị đôi mắt của mình để chỉ đường về cho em. Em thường đau bụng trong mỗi lần gần đến tháng, nên anh luôn chuẩn bị lòng bàn tay mình để sẵn sàng xoa bụng cho em để em dịu cơn đau.Khi thấy em luôn thích ở nhà, anh lo rằng em sẽ có thể bị mắc bệnh tự kỷ, vì thế anh phải luôn pha trò và chuẩn bị những câu chuyện vui để em quên đi nỗi buồn chán. Khi em luôn chăm chú vào màn hình vi tính, anh sợ như vậy có hại cho đôi mắt của em, nên anh phải để dành đôi mắt của anh để khi chúng ta già, anh sẽ có thể giúp cắt móng tay, và nhổ những sợi tóc bạc cho em. Anh có thể nắm bàn tay em đi tản bộ trên bãi biển, để em thưởng thức cảnh mặt trời mọc và bãi cát xinh đẹp… và anh sẽ cho em biết rằng màu sắc của những bông hoa cũng rực rỡ như gương mặt tươi tắn của em… Vì vậy, em yêu, trừ phi em chắc chắn rằng có ai đó yêu em hơn anh đã yêu em… nên bây giờ anh không thể hái bông hoa đó cho em, và chết./.”
Nước mắt của chị không ngừng rơi trên trang giấy, làm nhạt nhòa những dòng chữ của anh… Chị đọc tiếp: “…Bây giờ, nếu em cảm thấy hài lòng thì hãy mở cửa ra, vì anh đang đứng đó với bánh mì và sữa tươi cho buổi sáng của em, những món ăn mà em thích…”.Chị lao đến cửa và mở bung nó ra, trông thấy anh với gương mặt lo lắng, chị nắm chặt tay anh, cùng với ổ bánh mì và chai sữa, bây giờ chị biết chắc rằng không ai yêu chị như anh đã yêu chị, và chị quyết định quên đi bông hoa ở bên kia vách núi… đó là cuộc sống và tình yêu.




Khi được sống trong sự đầy đủ, dư thừa của tình yêu, thì cái cảm giác sôi nổi trong tình yêu thường bị khô héo đi, và người ta không còn có thể nhận thức được đâu là tình yêu chân thật và đâu là tình yêu giả dối, giữa cảm giác bình yên và buồn chán đó.

Sưu tầm.

Ba cây cổ thụ



Ba cây cổ thụ

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: "Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy". Cây thứ hai nói: "Tôi muốn trở thành con thuyền to lớn. Tôi sẽ chở đức vua và hoàng hậu đi khắp thế giới". Và cây thứ ba: "Tôi muốn vươn dài để trở thành cây to lớn nhất trong khu rừng này. Mọi người nhìn lên đồi sẽ thấy tôi vươn xa, chạm đến bầu trời". Một vài năm sau đó một nhóm người đặt chân đến khu rừng và cưa những thân cây. Cả ba đều mỉm cười hạnh phúc vì tin mong ước của mình sẽ thành hiện thực.
Khi cây đầu tiên được bán cho một chủ trại mộc, nó được tạo thành máng đựng thức ăn gia súc và đặt trong kho thóc phủ lên bởi một lớp cỏ. Cây thứ hai được bán cho một thợ đóng thuyền đóng thành một chiếc thuyền nhỏ để câu cá. Cây thứ ba bị chặt thành từng khúc và quẳng lại trong bóng đêm. Đây chẳng phải là những điều mà chúng hằng mong đợi.
Một ngày nọ, một cặp vợ chồng đến kho thóc. Người vợ đã đến kỳ sinh nở, người chồng hy vọng tìm được một chiếc nôi cho đứa bé và máng cỏ đã trở thành chỗ ở ấm áp cho em. Cây thứ nhất cảm nhận được sự quan trọng của nó và hiểu rằng mình đang che chở một sinh linh bé nhỏ.
Vài năm sau, một nhóm người đi đánh cá trên chiếc thuyền của cây thứ hai gặp phải một trận bão lớn. Những người trên thuyền đã rất mệt mỏi, nhưng cây thứ hai biết rằng nó có đủ sự vững chãi để giữ an toàn và sự bình yên cho chủ nhân.
Với cây thứ ba, một ngày, có ai đó đã đến và nhặt những khúc gỗ. Trên đỉnh đồi, nó được đóng thành một hàng rào ngăn chặn thú dữ. Khi ánh mặt trời vừa ló dạng, cây thứ ba nhận ra rằng nó có đủ sức mạnh để đứng vững trên đỉnh đồi này.
Khi sự việc xảy ra không theo như ý muốn, đừng tuyệt vọng vì mọi việc diễn ra đều có chủ đích. Cả ba cây cổ thụ đều thực hiện được những ước mơ của mình, dù cách thức để đạt đến đích cuối cùng không như mong đợi. Cuộc sống sẽ không phụ những ai có lòng.
Sưu tầm

Hũ bạc của ông già đốt than



Hũ bạc của ông già đốt than

Ngày xưa, ở một khu làng nọ có một gia đình chuyên sống bằng nghề đốt than. Công việc khó nhọc, ông lão và bà lão hàng ngày làm việc cật lực để nuôi bản thân và cậu con trai duy nhất trong gia đình. Tuổi đã về chiều, ông lão tích lũy được một hũ bạc, là của hồi môn của người con trai sau này. Ngặt nỗi, cậu con trai suốt ngày chỉ biết ăn chơi không giúp ích được gì cho cha mẹ, đây là điều mà ông lão hằng đêm suy nghĩ lo âu, bởi vì "ngồi ăn núi lở" hũ bạc rồi sẽ hết khi cậu con trai cứ mãi ăn chơi. Một ngày nọ, ông lão gọi cậu con trai lại và bảo: con nay đã lớn, cha mẹ già rồi sẽ chết, không thể nuôi con mãi. Con hãy tự ra ngoài, tìm việc mà làm, khi nào có được công việc, làm ra tiền hãy về gặp ta. Bà lão thương con, cứ sụt sùi, sợ con khổ cực, bà dúi vào tay câu con trai một số tiền.
Sau khi ra khỏi nhà cậu con trai cứ ung dung đi đến nơi này nơi khác để chơi. Khi trong tay còn một ít tiền thì quay về nhà gặp lại ông lão:
- Con đã ra ngoài tìm việc làm, làm được ít tiền về cho bố đây. Ông lão cầm số tiền lên xem và quăng xuống vũng nước cạnh nhà. Anh con trai thản nhiên vào nhà trong mà không đoái hoài gì đến số tiền trên. 




Ông lão càng giận, càng lo âu, một lần nữa ông lão gọi cậu con trai lại và bảo hãy đi tìm việc làm để nuôi sống bản thân. Lần này ông cấm tuyệt không cho bà lão cho tiền cậu con trai nữa. Ông chỉ cho cậu con trai một ít lộ phí.
Cậu con trai đi được mấy ngày thì số tiền lộ phí ít ỏi ông lão đưa cho đã cạn sạch. Anh ta không biết làm việc gì hết, đói quá buộc lòng phải ngửa tay xin ăn. Nhưng nhìn cậu con trai khỏe mạnh, không ai cho cậu thứ gì cả. Một buổi trưa, cậu đi ngang qua cánh đồng, thấy có hai người đang tát đìa, bên cạnh là một gói cơm thật ngon lành. Cậu con trai lại gần và xin một ít cơm để ăn. Người đang tát đìa ngẩn mặt lên và nói rằng: gói cơm kia là do chủ trả công cho hai chúng tôi để tát cạn cái đìa này, nếu anh muốn ăn thì hãy tát cùng chúng tôi. Không còn cách nào khác, cậu con trai cùng vào tát đìa, sau đó cùng ăn cơm với hai người nọ, từ bé đến giờ cậu con trai chưa bao giờ có bữa ăn ngon như vậy.
Sau ngày hôm đó cậu con trai quyết đi tìm việc để làm, cậu tìm vào một làng xin xay thóc thuê, xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, cậu chỉ dám ăn một bát. Càng làm cực khổ bao nhiêu thì cậu càng nghĩ đến công lao cha mẹ đã nuôi dạy cực nhọc, cậu mới có được như ngày hôm nay. Suốt ba tháng cậu dành dụm được chín mươi bát gạo, cậu mới bán đi để đổi lấy tiền.
Cậu con trai cầm số tiền làm được quay về nhà đưa cho ông lão, lúc bấy giờ là mùa đông, ông lão đang ngồi cạnh lò sưởi, tiện tay ông lão vứt mấy đồng bạc vào lửa. Không chút chần chừ, cậu con trai vội lao đến lò sưởi, dùng tay bới những hòn than nóng bỏng, nhặt mấy đồng bạc ông lão vừa ném vào. Ông lão ôm chầm lấy cậu con trai vừa khóc vừa nói rằng, bây giờ cha tin số tiền này do chính tay con làm ra, có làm lụng vất vả con người ta mới biết quý đồng tiền.
Lúc này, ông lão vui vẻ đào hũ bạc lên rồi giao lại cho cậu con trai và bảo rằng: Nếu con làm biếng, dù cha có cho con một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay của con. Hũ bạc này là thành quả lao động của cả cuộc đời cha mẹ, giờ đây cha mẹ đã an tâm giao lại cho con!



Sưu tầm.

Câu chuyện bát mì




Câu chuyện bát mì


Hãy kiên nhẫn đọc xong mẩu chuyện này, bạn sẽ cảm nhận được điều gì đó trong tâm đấy!
Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.
Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
- Xin mời ngồi!
Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?





Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.
Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. "Ngon quá" - thằng anh nói.
- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.
Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?
- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
- Cho một bát mì.
Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
- Vâng, một bát mì!
Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!"

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá! Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
- Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.

Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ". Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.
- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!
Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".
- Vâng, hai bát mì. Có ngay.
Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?
- Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn".
Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!"
Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gia hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con."
Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua.
Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã

đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?" Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được
đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.

Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước
tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ.
Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.

Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
- Các vị... các vị là...
Một trong hai thanh niên tiếp lời:
- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lực để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:
- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
- Có ngay. Ba bát mì.




Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Nguồn: anhvutran1963

11 bước để sống tốt với mọi người


 

11 bước để sống tốt với mọi người

 

1. Trước khi bạn nói điều gì đó với ai đó, hãy tự hỏi mình 3 câu:- Điều đó có đúng đắn không?
- Điều đó có tử tế không?
- Điều đó có cần thiết không?
 

2. Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời. 
3. Đừng để lỡ một cơ hội nào động viên người khác. 
4. Không nói xấu người khác, đừng ngồi lê đôi mách và đừng nghe những chuyện ngồi lê đôi mách.
5.
Biết tha thứ. Bạn hãy tin rằng hầu hết mọi người đã cố hết sức rồi. 
6. Giữ cho đầu óc "mở" và thật tỉnh. Thảo luận và bàn bạc nhưng đừng cãi cọ. 
7. Đừng đếm tới 10 mà hãy đếm tới 10.000 trước khi làm điều gì đó hoặc nói điều gì đó mà bạn nghĩ có thể làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. 
8. Không phải kể về những ưu điểm hay tính tốt của bạn, hãy để chúng tự thể hiện. 
9. Nếu ai đó phê phán bạn, hãy xem trong đó có điều gì là đúng, là sự thật không. Nếu có, hãy biết thay đổi cái sai của mình. Nếu không có điều gì là sự thật, hãy lờ đi và sống sao cho chẳng ai tin vào lời phê phán đó. 
10. Nuôi nấng và chăm sóc khả năng hài hước của bạn. Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa những con người với nhau. 
11. Đừng đòi hỏi phải được an ủi như là mình đã an ủi người khác, đừng đòi hỏi được hiểu như là mình đã hiểu người khác, và đừng đòi hỏi được yêu thương như là mình đã yêu thương người khác.
Sưu tầm.

Chiếc hộp quý giá



Chiếc hộp quý giá

Có một người cha nghèo đã quở mắng đứa con gái 3 tuổi của mình vì tội lãng phí cả một cuộn giấy gói quà màu vàng. Tiền bạc eo hẹp, người cha nổi giận khi đứa bé cắt cuộn giấy quý ra thành từng mảnh nhỏ trang trí một chiếc hộp giấy. Sáng sớm hôm sau, cô bé mang chiếc hộp đến và nói với cha: "Con tặng cha". Người cha cảm thấy bối rối vì cơn giận dữ của mình hôm trước nhưng rồi cơn giận dữ lại bùng lên khi ông mở ra thấy cái hộp trống rỗng.Ông mắng đứa con gái. Cô bé ngước nhìn cha, nước mắt rưng rưng: "Cha ơi, đó đâu phải là chiếc hộp rỗng, con đã thổi đầy những nụ hôn để tặng cha mà!"Người cha giật mình. Ông vòng tay ôm lấy cô con gái bé nhỏ cầu xin con tha thứ.
 

Ðứa con gái nhỏ sau đó không bao lâu qua đời trong một tai nạn. Nhiều năm sau người cha vẫn giữ khư khư chiếc hộp giấy bên cạnh mình. Mỗi khi gặp chuyện nản lòng, ông lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nghĩ đến tình yêu mà cô con gái bé bỏng của ông đã thổi vào chiếc hộp. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ và đã nhận được những chiếc hộp quý giá chứa đầy tình yêu và những nụ hôn vô tư từ con cái chúng ta, từ bè bạn, từ gia đình. Trên đời này, chúng ta không thể có được những tài sản nào quý giá hơn những chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô tư như thế.
Sưu tầm

Câu chuyện về một giọt sương



CÂU CHUYỆN VỀ MỘT GIỌT SƯƠNG

Chẳng biết từ nơi đâu  sinh ra, tự nhiên một hôm giọt sương phát hiện nó đang tồn tại trên cõi đời này. Nó bừng mở mắt khi ông mặt trời  chiếu những tia nắng đấu tiên vào khóm hoa dại đang ấp ủ nó. Nó vươn mình, dụi mắt một cách lạ lẫm rồi nhìn xung quanh. Ngôi nhà mà nó đang ở là một bông hoa Cúc Quỳ vàng rực, xung quanh đấy vẫn còn nhiều bông hoa khác nhưng chỉ toàn những bông hoa dại bé tí xíu, hình như ngôi nhà nó ở là rộng nhất rồi đấy. Những ngôi nhà đầy màu sắc và hình dáng tọa lạc trên thảm cỏ rộng với rất nhiều cây cỏ, đối với  nó, dường như thảm cỏ kéo dài đến tận ngút ngàn phía chân trời. Tất cả thật to lớn, lạ lẫm và xinh đẹp biết bao.
Thế rồi ngày qua ngày, giọt sương cùng chúng bạn vui  đùa ca hát, chúng reo vang theo những cơn mưa, chạy đuổi, chơi trốn tìm với những tia nắng tinh nghịch và hòa cùng cỏ cây, côn trùng hát vang những bài hát ca ngợi cuộc sống, ca ngợi hạnh phúc mà chúng đang được hưởng.
Nhưng, giọt sương không chỉ muốn như vậy, nó còn muốn biết nhiều hơn nữa cơ, nó muốn đến nơi tận cùng của bãi cỏ, nó muốn xem ngoài nơi nó sống còn có những gì khác lạ và trí tò mò luôn thúc đẩy nó khám phá, tìm hiểu. Tất cả những vị khách ghé ngang khu vườn nơi nó ở đều được chào đón trong ngôi nhà đáng yêu của nó và những điều mà họ kể càng làm nó ngạc nhiên và say mê hơn. Nào là câu chuyện về những rừng cây âm u, rậm rạp của chú ve sầu, những dãy núi cao quanh năm tuyết phủ mà cô mây trắng thường bay ngang và quyến luyến không muốn rời, hay những đại dương xanh thẳm, những dòng sông, con suối luôn tìm về biển cả mà bác gió đã từng đi qua, rồi những thành phố với nhịp sống sôi động, những con người với trí tuệ không ngừng sáng tạo và phát triển… Tất cả thật quyến rũ và lạ lẫm biết bao. Giọt sương tự nhủ rằng một lúc nào đó có cơ hội, nhất định nó sẽ tìm đến những nơi mà các bạn nó đã đi qua.
Một lần, những cơn mưa dài kéo đến, mưa nhiều lắm, chẳng biết có bao nhiêu giọt nước như nó tích tụ về đây, nước chảy thành dòng, nước dâng khắp nơi… và giọt sương quyết định buông mình theo dòng nước ấy. Ban đầu nó rất lo lắng và sợ hãi, những hạt nước ở đây không trong veo như nó mà vẩn đục và mang màu đỏ quạch. Các bạn nước giải thích cho giọt sương hiểu rằng để mang phù sa về nuôi những vùng đất mà chúng sẽ đi qua nên chúng mới có màu như thế, rồi giọt sương cũng sẽ như chúng, thật nhanh thôi mà. Giọt sương chờ đợi, hồi hộp và rồi nó bắt đầu cảm nhận sự thay đổi đang diễn ra trong cơ thể nó, màu đỏ của phù sa từ từ thấm dần thay cho nét trong trẻo ban đầu. Sự thay đổi của cơ thể dường như vỡ òa trong nó một điều gì đó, một chút bồi hồi, tiêng tiếc, một chút xao xuyến xen lẫn tự hào khi cảm thấy dường như mình đang trở nên có ích hơn…

 

Và rồi giọt sương đã đi qua rất nhiều nơi và làm được nhiều việc lắm. Có lúc nó làm một viền mây trắng băng ngang bầu trời, chở cơn mưa nhỏ đến những cùng đang khô hạn. Có lúc, nó hòa mình vào đại dương mênh mông, theo dấu những con tàu tỏa đi muôn phương. Lại có đôi khi nó trở về chốn cũ, gieo mình trên những cánh hoa để nghỉ ngơi sau những hành trình dài thăm thẳm. Cũng có đôi khi nó cảm thấy chồn chân, mỏi gối, trở thành một giọt nước mắt lăn dài theo những xót xa…Tuy nhiên nó không hề nuối tiếc, nó cảm thấy ấm áp vì nó hiểu rằng, nó, giọt sương nhỏ bé đã sống và tiếp tục sẽ sống để góp phần nhỏ nhoi của mình làm đẹp cho đời.
Sưu tầm.

Nhị thập tứ hiếu



NHỊ THẬP TỨ HIẾU

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc Nhị Thập Tứ Hiếu (hai mươi bốn tấm gương hiếu thảo) rất nổi tiếng và rất đáng khâm phục của người xưa:



Chánh Tuân.

Mình biết cậu sẽ tới



MÌNH BIẾT CẬU SẼ TỚI

Trong Thế chiến thứ nhất, nỗi kinh hoàng đã bóp nghẹt trái tim người lính khi anh chứng kiến cảnh người đồng đội chí thiết của mình ngã xuống trong trận đánh. Lúc đó, anh đang nằm trong chiến hào và những viên đạn vẫn bay lướt qua đầu. Anh hỏi viên trung úy liệu rằng anh có thể ra khu vực phi quân sự giữa những chiến hào để mang bạn anh về không? - Anh có thể đi - viên trung úy nói, nhưng tôi nghĩ rằng không đáng phải làm như thế. Bạn anh có lẽ đã chết, còn anh thì phí phạm mạng sống của mình. Những lời nói ấy không gây tác động gì với người lính và anh bắt đầu bò đi. Thật kỳ diệu, anh đã đến được chỗ người bạn, vác anh ta lên vai và quay về chiến hào. Khi hai người cùng ngã lăn xuống đáy hào, người chỉ huy xem xét cho anh lính bị thương rồi dịu dàng nhìn sang người bạn: "Tôi đã nói là không đáng rồi mà. Bạn anh đã chết, còn anh thì bị thương nặng". - Mặc dù vậy, tôi vẫn thấy rất xứng đáng, thưa ông - người lính nói. - Anh nói "đáng" nghĩa là sao? - trung úy hỏi - bây giờ bạn anh chết rồi mà. Người lính lặng lẽ trả lời:
- Đúng thế, thưa ông. Nhưng đó vẫn là một chuyện đáng làm vì khi tôi đến bên cạnh bạn tôi, anh ấy vẫn còn sống. Anh ấy nói với tôi: "Jim, mình biết là cậu sẽ tới". Đối với tôi, như thế đã là quá đủ rồi.
Sưu tầm.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Chìa khóa của niềm vui



CHÌA KHÓA CỦA NIỀM VUI

Tác giả chuyên mục nổi tiếng, Sydney Harries, và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo. Người bạn mua xong, rất lịch sự nói lời “cám ơn”, nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền, một tiếng cũng không mở miệng. 
Hai người rời quầy báo, tiếp tục đi về phía trước. Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó, thái độ kỳ quái quá, phải không?” 
Anh bạn nói: “Cứ mỗi buổi tối, là anh ta đều như vậy cả!”. 
Sydney Harries lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ?” 
Người bạn trả lời: “Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ?” 



Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui, mà ngược lại, mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. 
Trong tâm của mỗi người, đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ, mà đem giao cho người khác cầm giữ. 
Một phụ nữ than phiền trách móc: “Tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”. Người vợ nầy đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay người chồng của mình! 
Một người mẹ nói: “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”. Người mẹ nầy đã trao chìa khóa niềm vui của mình vào tay người con trai của mình! 
Một vị trung niên của một công ty kia, thở dài nói: “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!”. Ông nầy lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ. 
Bà cụ kia than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ thế!”. Một thanh niên trẻ, từ tiệm sách bước ra, la lên: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét!”.
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để cho người khác chế ngự tình cảm của mình. 
Lúc chúng ta cho phép người khác điều khiển và chế ngự tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, vì thế, đối với tình huống hiện tại, chúng ta không có phương pháp nào khác, nên chúng ta trách móc và căm giận. Và việc này trở thành sự lựa chọn duy nhất của chúng ta. 
Khi chúng ta bắt đầu trách móc người khác, chúng ta cũng đồng thời truyền tải một yêu cầu là: “Tôi khổ như vậy là do anh/ chị/ con ...và anh/ chị/ con... phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này!”. Lúc đó, chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui.
Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. 
Những người như thế, làm người khác không muốn tiếp xúc, gần gũi. Lý do là nhìn họ, người ta thấy sợ vì chỉ nghe trách móc, hờn giận. Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui, mà ngược lại, mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. 
Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình, không đổ lỗi cho người khác, biết làm chủ xúc cảm và biết tạo, cũng như giữ được niềm vui cho chính mình. Như thế, trong cuộc sống và công việc hằng ngày, người đó sẽ thảnh thơi,vui vẻ, không bị áp lực từ người khác. 
Chìa khóa niềm vui của bạn ở đâu rồi? 
Đang nằm trong tay người khác phải không? 
Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! 
Chúc mọi người đều giữ được chìa khoá niềm vui của mình!
 

Nguồn: nghethuatsong.net

Bản năng yêu thương


 

Bản năng yêu thương

Một người đàn ông phát hiện ra con bò cạp đang chơi vơi trong nước. Ông ta quyết định đưa tay ra cứu nó nhưng chính con bò cạp đó lại cắn ông ta. Vẫn cố gắng vớt con bò cạp ra khỏi nước, người đàn ông đó lại bị cắn nữa. Một người khuyên ông không nên cứu nó nữa. Nhưng người đàn ông trả lời rằng: "Bản năng tự nhiên của bò cạp là cắn. Bản năng tự nhiên của tôi là yêu thương. Vậy tại sao tôi phải từ bỏ bản năng yêu thương chỉ vì bản tính tự nhiên của bò cạp?". 
Vì thế xin đừng từ bỏ tình yêu, đừng đánh mất lòng tốt, sự hào hiệp của chính bạn, ngay cả khi những người bạn xung quanh có làm bạn đau lòng...đó cũng là thông điệp của tình yêu mà Kinh Thánh Kitô Giáo muốn nhắn nhủ loài người.
 
 

Sưu tầm

Hãy theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình



Hãy theo đuổi tới cùng
những khát vọng của đời mình

"Tôi có một người bạn tên Monty Robert, hiện là chủ nhân một trại nuôi ngựa ở San Ysidro. Anh đã cho phép tôi dùng nhà của anh để tổ chức những buổi gây quỹ nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư có tính rủi ro cao do thanh niên thực hiện.
Một hôm, anh đến ngồi cạnh tôi và nói:
- Tôi muốn kể cho bạn biết tại sao tôi để bạn sử dụng nhà của tôi để làm nơi tổ chức gây quỹ. Chuyện xảy ra cách đây nhiều năm. Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hoá. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm.

Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo. Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".
Thế là cuối giờ cậu bé đến gặp thầy và hỏi:
- Thưa thầy, tại sao em lại bị điểm 1?
 

- Em đã hoạch định một việc mà em không thể làm được. Ước mơ của em không có cơ sở thực tế. Em không có tiền, lại xuất thân từ một gia đình không có chỗ ở ổn định. Nói chung, em không có được một nguồn lực khả dĩ nào để thực hiện những dự tính của mình. Em có biết để làm chủ một trại nuôi ngựa thì cần phải có rất nhiều tiền không? Bây giờ tôi cho em về làm lại bài văn. Nếu em sửa chữa cho nó thực tế hơn thì tôi sẽ cứu xét đến điểm số của em. Rõ chưa? 



- Con yêu, chính con phải quyết định vì ba nghĩ đây là ước mơ của con. Nghe cha đáp, cậu bé liền nhoẻn miệng cười và sau đó đến gặp thầy giáo của mình:
- Thưa thầy, thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin được giữ ước mơ của mình. Kể đến đây Monty dừng lại và hỏi tôi:
- Bạn có biết bạn đang ngồi trong một trại ngựa rộng 200 mẫu của cậu bé trong câu chuyện mà tôi vừa kể không? Cách đây hai năm, vị thầy giáo đó đã tình cờ dẫn 30 học trò của mình đến đây để cắm trại. Thế là thầy trò tôi nhận ra nhau. Cầm tay tôi, thầy nói:
"Monty này, khi anh còn học với tôi, tôi đã đánh cắp ước mơ của anh, và suốt bao nhiêu năm qua tôi cũng đã làm thế với bao đứa trẻ khác, tôi rất ân hận về điều đó". Nghe thầy nói thế, tôi vội đáp: "Không, thưa thầy, thầy không có lỗi gì cả, chẳng qua thầy chỉ muốn những gì tốt đẹp sẽ đến với học trò của mình mà thôi. Còn em chỉ muốn theo đuổi tới cùng những khát vọng của đời mình".

Nguồn: nghethuatsong.net
Hôm đó, cậu bé về nhà và nghĩ ngợi mãi. Cuối cùng cậu gặp cha để hỏi ý kiến.

Ngọn nến không cháy



Ngọn nến không cháy


Trong thành phố nọ có hai cha con sống với nhau rất vui vẻ, hạnh phúc. Một hôm, đứa bé gái chẳng may bị bệnh và ra đi mãi mãi. Người cha quá đau khổ , tuyệt vọng, quay lưng lại với tất cả mọi người. Ông chẳng thiết tha gì với cuộc sống nữa. Ông tự nhốt mình trong phòng và khóc mãi.
Một hôm, ngưòi cha ngủ thiếp đi và ông mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ, ông gặp một đoàn người rước đèn.
Tất cả ngọn đèn đều lung linh toả sáng, trừ ngọn đèn của đứa bé cuối. Đứa bé ấy cầm một ngọn nến không được thắp sáng. Nhìn kỹ hơn, ông nhận ra đứa bé ấy chính là đứa con gái bé bỏng của mình. Ông tiến lại gần và hỏi con rằng: "Tại sao nến của con lại không cháy?". Bé gái đã đáp rằng: "Con đã cố lắm nhưng không được cha à! Mỗi lần con thắp lên ngọn nến thì những gịot nước mắt của cha lại dập tắt hết ngọn nến của con". Đến đó thì người cha choàng tỉnh. Từ đó, ông lấy lại thăng bằng, lại sống vui vẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh bởi ông không muốn những giọt nước mắt của ông lại dập tắt ngọn nến hi vọng của con ông. Nước mắt chỉ có thể xoa dịu phần nào chứ không thể làm tan biến hoàn toàn nỗi mất mát lớn lao. Hãy cứ khóc khi bạn cần, nhưng hãy đứng lên vững vàng bạn nhé! Bởi ngoài kia, đâu đó, ở một nơi nào đó, người thân của bạn đang rất muốn nhìn thấy bạn luôn mỉm cười. 

 

Sưu tầm

101 Truyện Thiền



101 TRUYỆN THIỀN

Quý anh chị em vào đường link sau để cùng đọc 101 câu truyện thiền rất hay và rất có ý nghĩa:


Chánh Tuân.

Tôi đã học được

hoc1.gif

TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC

Quý anh chi em vào đường link sau để cùng xem 1 file PowerPoint  viết về những kinh nghiệm sống rất hay và rất có ý nghĩa:


Chánh Tuân.