Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

66 câu Phật Học làm chấn động Thiền ngữ thế giới

10 điều tuổi trẻ thường lãng phí trên hành trình tạo dựng cuộc đời




Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
Sức khỏe: còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ…. Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.
Thời gian: Mỗi thời khắc “vàng ngọc” qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là “không”, hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé!
Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.
Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. “Trẻ ăn chơi, già hối hận” là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.
Không đọc sách: Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí “nửa cuộc đời” cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì!
Cơ hội: Cơ hội là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.
Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.
Sống độc thân: Phụ nữ ngày nay theo trào lưu “chủ nghĩa độc thân”. Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng con. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ  ấy.
Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: “Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại”. Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé!
Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy!
TS
Nguồn: nguyentandung.org

Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư


“Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 10,000 lần so với liệu pháp hóa trị.”
Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận… Những nghiên cứu về  nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng. Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970. May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về  “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ.  Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rừng mưa Amazon của Brazil. Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola. Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ, không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn. Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ.  Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother’s Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư. Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn. Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!
Nguồn chứng thực:
Bạn cũng có thể tìm kiếm trên Google với từ khóa Graviola là có vô khối kết quả liên quan đề tác dụng chữa bệnh của thứ trái cây quen thuộc với người Việt, đặc biệt là người miền Nam nè! Mình chợt nảy ra một giả thuyết thế này: Gần đây báo chí Việt Nam có nói tới việc, tỷ lệ ung thư tại 1 số vùng ngoài miền Bắc cao bất thường, chắc chắn nguyên nhân chính là do việc thải hóa chất độc hại của các công ty chỉ biết nhắm tới lợi nhuận, bất chấp hay không quan tâm đủ đến sức khỏe của người dân trong vùng hoạt động của mình. Nhưng biết đâu cũng là do, ngoài miền Bắc, thổ nhưỡng không trồng được cây mãng cầu, nên bà con ta ngoài đó, ít có cơ hội được bồi bổ bằng trái “quà tặng trời ban” này.
Trái cây quen thuộc mà tuyệt vời. Đúng là “món của Tạo Hóa” có khác!
Hãy giúp mình truyền thông điệp này, vì nó có thể cứu sống hàng triệu bệnh nhân ung thư, giúp họ tiết kiệm tiền bạc và thời gian điều trị bệnh.
(Nguyệt lê -Thiên Lôi chuyển bản tiếng Anh “SOUR SOP TREATS CANCER” – Bản dịch của Thảo Vy và Lương Thái Sỹ)

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

12 câu hỏi của cuộc đời



Làm người tất phải có lúc quay đầu phản tỉnh, mới mong có thể tu thân lập nghiệp. Dưới đây là mười hai câu hỏi, cũng là mười hai vấn đề mà mỗi người chúng ta phải đều phải tự mình nhìn lại, không biết trong chúng ta đã bao giờ tự xem xét lại bản thân mình chưa?
1- Từ khi ta sinh ra, không biết đã làm được gì có ích cho xã hội chưa?
2- Đối với ân đức sinh thành giáo dưỡng của cha mẹ, sư trưởng, ta đã tận tâm báo đáp chưa?
3- So với tất cả những gì tốt đẹp của thế  gian dành cho ta, ta đã hồi đáp lại được bao nhiêu?
4- Đối với cha mẹ, sư trưởng, bạn bè và người thân, phải chăng ta đã từng có những khiếm khuyết với họ không?
5- Thế gian đã dành cho chúng ta những điều kiện về  ăn mặc, giáo dục, y tế…Vậy ta có phải hồi đáp lại những thiện duyên cho họ không?
6- Bản thân có thấy được rõ ràng “ta từ đâu đến và chết sẽ đi về đâu” chưa?
7- Tự mình đã bao giờ tính được thế giới nội tâm của mình trong một ngày có bao nhiêu lần lên thiên đường và xuống địa ngục chưa?
8- Tự bản thân có thể thấy rõ, trong một ngày mình đã lăn lộn trong tham ái, sân hận và si mê thế nào chưa?
9- Một ngày ba lần tự hỏi, ta đã làm được điều 1, 2, 3 như thế nào?
10- Làm thế nào để đạt được hoan hỉ, tự tại ngay tại cuộc sống trên thế gian này?
11- Tôi phải làm sao tiêu trừ bớt được Vô minh phiền não, làm cách nào để tìm ra cái chân tâm thật tính của mình?
12- Làm sao ta có thể sắp xếp được cái nhân tốt và duyên tốt ngay cuộc đời này?
Phía trên là mười hai câu hỏi bao gồm các vấn đề giữa tôi và người khác cũng như bản thân và quốc gia, xã hội.
Hàng ngày mỗi chúng ta luôn nghĩ về những lợi ích của cá nhân mình, rất ít khi quan tâm đến người khác. Đa số mọi người khi gặp lúc khó khăn, không bao giờ chịu nhìn lại bản thân mình trước, chỉ than trời trách đất, thậm chí còn đổ tại số phận trái ngang, mà không biết rằng bởi do chính những tư tưởng, hành vi bất chính của mình đã tạo nên những ưu sầu khổ não trong cuộc sống.
Lục tổ Huệ Năng có dạy “Mệnh tốt tâm không tốt, phát đạt vinh hoa sớm, tâm tốt mệnh không tốt, một đời được ấm no, mệnh tốt tâm không tốt, tiền đồ thật khó giữ, tâm, mệnh đều không tốt, bần khổ đến lúc già”.  Châu Lợi Bàn Đà Da bản tính ngu muội, nhưng do sám hối lỗi xưa, nỗ lực tu trì, mà sau cũng thành đạo quả, còn Đề Bà Đạt Đa dù ở ngôi vua nhưng vì ích kỷ tư lợi, hại Phật phá tăng, để rồi cuối cùng cũng gặp ác báo.
Từ xưa tới nay, cho dù khoa học có tiến triển đến đâu, tự mình cần phải luôn luôn khắt khe và hoàn thiện bản thân thì mới mong có được một đời sống an lạc. Chính mình phải tự kiểm điểm, vun trồng cây Đức mới hòng gặp điều phúc thiện trong cuộc sống.
(Nhân Duyên Phúc báo ngày 15/4/2000)
Nguyên tác: Tinh Vân đại sư Việt dịch: Thích Quảng Lâm