Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

10 bí quyết giữ tâm hồn bình an


10 bí quyết giữ tâm hồn bình an

1.    Giảm thời lượng đọc sách báo, xem ti vi.
2.    Tránh xa những cuộc đối thoại tiêu cực và người tiêu cực.
3.    Đừng ôm ấp hận thù và sự giận dữ. Học cách quên lãng và biết tha thứ.
4.    Đừng ganh tị với người khác. Ganh tị có nghĩa là chúng ta có tự trọng thấp, và tự xem mình thấp hơn người khác. Điều nầy một lần nữa làm cho thiếu vắng sự an bình nội tại.
5.    Hãy chấp nhận những gì không  thể thay đổi. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian, năng lượng và lo lắng.
6.    Mỗi ngày chúng ta đối diện với vô số sự phiền phức, sự cáu kỉnh, và những tình trạng ngoài sự kiểm soát. Nếu chúng ta có thể thay đổi chúng, điều ấy thật tốt, nhưng điều này không phải luôn luôn có thể thực hiện chúng, phải học gói ghém những thứ như vậy và chấp nhận chúng một cách thân ái.
7.    Hãy học kiên nhẫn hơn và tha thứ bao dung hơn với con người và sự việc.
8.    Đừng ôm lấy mọi thứ một cách quá cá nhân, một số cảm xúc và vô tư tinh thần là đáng mong ước. Hãy cố gắng nhìn cuộc đời chúng ta và những người khác hơi vô tư hơn và ít liên lụy hơn. Vô tư không phải là dững dưng, thiếu sự thích thú hay lạnh lùng. Nó là khả năng để suy nghĩ và phán đoán công bằng, hợp lý. Đừng lo lắng nếu chúng ta thất bại lần này rồi lần nữa trong biểu hiện vô tư. Hãy giữ sự cố gắng.
9.    Hãy để dĩ vãng trôi vào quên lãng. Hãy quên đi quá khứ và tập trung vào giây phút hiện tại. Không cần phải khơi dậy ký ức không vui và tự đắm mình trong chúng.
10.  Thực hành một số bài thực hành tập trung. Điều này giúp chúng ta loại bỏ những suy tư không vui và lo lắng phiền muộn đã đánh cắp tâm tư hòa bình của chúng ta. Hãy thực hành Thiền quán. Ngay cả một vài phút trong một ngày sẽ làm nên sự thay đổi trong đời sống của chúng ta.  
Truc Chi sưu tầm

Một bức ảnh kèm lời bình thật ý nghĩa!

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2012

Xin hãy tôn trọng thời gian



Xin hãy tôn trọng thời gian


TT - Có nhiều thứ tôi thích ở VN: những món ăn ngon, bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp, mức sống dễ chịu. Tuy nhiên, có một điều làm tôi phiền lòng và luôn băn khoăn tìm lý do: vì sao người Việt không bao giờ đúng giờ?
Mọi người ở đây dường như đi trễ trong bất cứ dịp gì: ăn trưa, họp hành, đám tiệc, xem ca nhạc... Tất nhiên là có vài người đến đúng giờ nhưng họ là những ngoại lệ hiếm có.
Khi đến VN, tôi đã nghe những người bạn nước ngoài sống lâu năm ở đây nói: “Người VN chỉ tuân theo giờ VN”. Nếu bạn được mời lúc 18h thì nên hiểu ngầm là bạn cần đến nơi vào 18h30.
Được cảnh báo như thế mà tôi vẫn không khỏi bị sốc trong một lần đi ăn trưa với một người bạn VN và bị cho chờ đợi 45 phút. Làm sao có thể trễ như vậy trong khi mỗi người chỉ có chừng một giờ để ăn trưa, nghỉ ngơi? Đối với tôi, điều đó khó chấp nhận được.
“Không chỉ xài “giờ dây thun” trong việc hò hẹn với bạn bè, tham gia hội hè mà nhiều người còn trễ nải trong công việc”
Trong những sự kiện quan trọng, ban tổ chức cũng “dung túng” cho những người đến trễ, thậm chí gây khó chịu cho những người đúng giờ. Một lần tôi tham dự lễ trao giải của một cuộc thi khá nổi tiếng ở Nhà hát lớn TP.
Bạn sẽ nghĩ rằng những người được mời đến tham dự sự kiện quan trọng này, những người có cơ hội được xướng danh, được nhận giải thưởng sẽ đến đúng giờ. Tuy nhiên, đã đến giờ bắt đầu buổi lễ theo thông tin trên giấy mời nhưng cả hội trường vắng lặng.
Vì có ít người tham dự nên buổi lễ được dời lại trễ một giờ để... đợi những người đến trễ. Quả thật, một tiếng sau đó mọi người đến ngồi chật kín hội trường và buổi lễ được bắt đầu.