Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Merry Christmas!



Chúc mọi người một mùa Giáng Sinh thật ấm áp, hạnh phúc và an lành trong hồng ân Thiên Chúa!

Hãy sáng suốt trên mọi chiều hướng thượng


HÃY SÁNG SUỐT TRÊN MỌI CHIỀU HƯỚNG THƯỢNG

Thánh Thất Bàu Sen 07.11 Tân Hợi (24.12.1971) [1]


Thánh Linh Tông Đồ Mathieu, Ta chào chung đàn nội.
Vâng lịnh Đức Gia Tô Giáo Chủ, Ta giáng đàn báo tin có Chúa ngự. Vậy đàn trung liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Ta lui gót.
Gia Tô Giáo Chủ Jésus Christ, Ta mừng chư Thiên mạng, mừng chư hiền nam nữ. Giờ lành Ta ngự bút chứng lễ Giáng Sinh trên toàn thế giới. Những tông đồ tại thế đang hướng về Ta, chư hiền nam nữ cũng đang hướng về Ta mà làm lễ. Ta ban ân cho toàn thể loài người.
Ngày Ta xuống thế gian tới nay gần ngót hai ngàn năm, nhưng tinh thần Ta vẫn sống, hào quang Ta vẫn sáng, bởi những người biết tin kính và giữ vẹn lời răn của Ta truyền phán từ Đức Chúa cả muôn loài.
Chư hiền nam nữ hãy tọa đàn để Ta nói vài dòng về sự bình an thật. Hãy mở ngõ tâm hồn để mọi thành kiến nông nỗi chui ra hầu tiếp nhận những âm vang trong Tam Kỳ Phổ Độ như một mật khải Thánh Ân.
Hỡi những dân tộc đang sống trên cùng một quả đất!
Hỡi những đàn chiên đang ăn trên cùng một thảm cỏ!
Hỡi những người sứ mạng đang phụng sự trong cùng một Tam Kỳ Phổ Độ!
Hỡi chư hiền nam nữ!
Sự bình an thật mà Cha Ta đã ban cho, phần đông con người đã đánh mất. Vả chăng còn chỉ là những sự bình an gượng ép, giả tạo bên ngoài, không đáng để làm sáng danh cái Đạo sống của Cha Ta vốn luân lưu trong vũ trụ không thời, vốn tiềm mặc trong thâm cung vạn loại. Nếu chưa thấy, hãy nhìn thì sẽ thấy. Nếu chưa nghe, hãy lắng sẽ được nghe.
Kìa những cứu tinh trên vòm trời đêm đông đã lặn, những âm vang hài đồng trong máng cỏ cũng không còn. Chỉ còn lại những bóng ma trơi nhân tạo lập lòe từ hàng bao thế kỷ đe dọa con người bởi những đau thương nối tiếp. Chỉ còn lại những tiếng gào thét của hận thù, của chết chóc phát ra từ bãi tha ma vô nghĩa.
Đừng bán rẻ giác quan cho vọng thức mà đi mua vui trên sự đau khổ của tha nhân, đi vay mượn một mỹ từ tín ngưỡng để khuây khỏa nỗi sầu riêng. Những con người sứ mạng không để bước chân tắt nghẽn trong những chặng đường đó.
Hãy nỗ lực tiến lên trên đường bình an thật.
Hãy sống trọn vẹn bằng đức tin trung chính, đem sự an lạc về cho những người anh em, chị em dưới tầm tay Thượng Đế, vì cớ đã nhận nhìn Thượng Đế là Đấng Cha chung duy nhứt, thì tất nhiên những giống dân đen trắng đỏ vàng, cao thấp lớn bé, lành dữ cũng đều là anh em với nhau.

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011

Ăn tỏi ngừa được nhiều bệnh


Ăn tỏi ngừa được nhiều bệnh

Các nghiên cứu cho thấy nhiều tinh chất trong tỏi có tác dụng tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, bảo tồn các chất kháng ôxy hóa giúp cơ thể giải cảm nhanh chóng.
Hàng ngàn năm nay, công dụng của tỏi không chỉ dừng lại ở chuyện bếp núc mà còn có tác động lớn trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là một số lợi ích mà tỏi đem lại cho sức khỏe:
Giảm thiểu tần suất nguy cơ ung thư: Theo một nghiên cứu tại Úc, tỏi có tác động đáng kể trong việc giảm thiểu tần suất các nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Nghiên cứu thực hiện trên người, động vật và trong ống nghiệm đều cho thấy tỏi làm suy yếu những hợp chất tạo ung thư cũng như kéo chậm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư, giảm kích thước của bướu tới 50%.
Những loại ung thư “khắc tinh” của tỏi là ung thư vú, thực quản, dạ dày, ruột, tiền liệt tuyến, bàng quang. Riêng ung thư vú thì tỏi thể hiện tác dụng rõ rệt trong việc ngăn chặn các tác nhân sinh ung thư tấn công các tế bào nhũ hoa. Những thành phần sáng giá trong tỏi giúp kháng ung thư bao gồm diallye disulphide và sallystein, chỉ lộ diện khi tỏi bị băm nhuyễn, giã nát. Ngoài ra, trong tỏi cũng có một hợp chất kháng ung bướu.
Hạ cholesterol xấu: Tỏi làm hạ mức cholesterol xấu đồng thời làm tăng lượng cholesterol tốt để dọn sạch những mảng vữa bám vào thành mạch máu. Chỉ cần nhai 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ hạ lượng cholesterol tới 9%. Ngoài ra, tuổi tác, thiếu dinh dưỡng, khói thuốc sẽ làm tổn hại các động mạch chủ, gây ra sự xơ cứng. Ăn tỏi thường xuyên sẽ làm chậm tiến trình lão hóa của các động mạch chủ (những mạch máu của tim giúp duy trì huyết áp và lưu lượng máu khi tim đập) cũng như giúp chúng hoạt bát, dẻo dai và linh động hơn.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011

Bán chữ


Bán Chữ

- Tôi yêu cầu các em phải đi học thêm! - Quắc mắt nhìn lũ học trò chẳng hiểu mô tê gì, tôi nói tiếp - Các em có nghe tôi nói không?
Vẫn im lặng.
Trống đổi tiết. Tôi hết giờ dạy. Xuống phòng hội đồng nhìn đồng nghiệp cười nói vui vẻ, tôi tự trách mình sao cứ để cuộc sống đến bây giờ vẫn khốn đốn. Không biết có phải cái chất tiểu tư sản làm bản tính tôi ngại khó, ngại khổ trong việc cạnh tranh để sinh tồn hay vì sĩ diện?
Rời khỏi trường, đầu óc tôi miên man với những nghĩ suy gần như là đốn mạt đang gặm nhấm linh hồn tôi. Tôi quyết định dạy thêm để tồn tại. Phải bằng mọi giá bắt buộc lũ học trò đến nhà tôi học thêm. Phải bằng mọi giá, mọi giá mới được…

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Học thuyết ngũ hành


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

I. ĐẠI CƯƠNG:
1. Học thuyết Ngũ hành:
Học thuyết Ngũ hành là triết học cổ đại của phương Đông giải thích mối quan hệ hữu cơ giữa các sự vật trong quá trình vận động và biến hóa. Có thể coi học thuyết Ngũ hành là một hệ tự điều chỉnh có 5 thành phần.
Y học cổ truyền phương Đông lấy học thuyết Ngũ hành làm cơ sở lý luận và hành động của mình.
2. Ngũ hành:
Ngũ hành là 5 nhóm vật chất, là 5 dạng vận động phổ biến của vật chất, là 5 thành tố có quan hệ tương tác với nhau. Mỗi hành có những thuộc tính riêng và được đặt tên của một loại vật chất tiêu biểu đó là: Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - Kim
3. Thuộc tính của Ngũ hành:
Mỗi một hành (nhóm) có những thuộc tính chung:
• Hành Mộc: Phát động, phát sinh, vươn toả.
• Hành Hoả: Phát nhiệt, tiến triển, bốc lên.
• Hành Thổ: Xuất tiết, ôn hoà, nhu dưỡng.
• Hành Kim: Thu liễm, co cứng, lắng đọng.
• Hành Thuỷ: Tàng giữ, mềm mại, đi xuống.
4. Quy loại theo Ngũ hành:
Các vật chất, các hiện tượng, các dạng vận động được xếp vào hành nào đó, sẽ mang thuộc tính chung của hành đó và cũng có những mối liên quan đặc biệt.
Ví dụ: Thuộc tính chung của Hành Hoả là nóng, bốc lên, phát triển mạnh mẽ nên mùa hạ, phương Nam, màu đỏ, tạng Tâm được xếp vào hành Hỏa.

Bảng quy loại Ngũ hành
 

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

Chuyện về con quạ


Chuyện về con quạ

Một ông già 80 tuổi đang ngồi trên ghế sô pha, cùng với đứa con trai 45 tuổi có học vị cao. Đột nhiên, có một con quạ đậu trên cửa sổ.
Ông liền hỏi con trai mình, “Cái gì thế?”
Đứa con trả lời “Đó là con quạ.”
Sau một vài phút, người cha lại hỏi lần thứ hai, “Cái gì thế?”
Người con đáp, “Cha à, con đã nói với cha đó là con quạ.”
Lúc sau, người cha lại hỏi lần thứ 3, “Cái gì thế?”
Lần này, giọng người con trở nên cáu gắt khi trả lời cha mình, “Đó là con quạ, con quạ!!!”
Một lúc sau, người cha lại hỏi anh lần thứ tư, “Cái gì thế?”
Lần này, người con hét lên, “Tại sao cha chỉ hỏi con một câu hỏi hoài vậy, Con đã nói với cha rất nhiều lần rồi mà: “ĐÓ LÀ CON QUẠ”. Cha không hiểu sao?”

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

Hướng dẫn chăm sóc bé khi bị sốt


HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÉ KHI BỊ SỐT

UỐNG THUỐC HẠ SỐT:
1.    Liều lượng thuốc uống:
-         Mỗi lần sốt nên cho bé uống thuốc hạ sốt (ví dụ: Paracetamol từ 10-20mg/kg/lần).
2.    Cách uống:
-         Cho bé uống ngay khi phát hiện bé sốt > 38 độ C (đo ở nách).
-         Hai cữ thuốc cách nhau tối thiểu 4 giờ (để tránh tổn thương gan).
-         Nếu bé ói hết thuốc ngay trong vòng 15 phút phải cho bé uống lại cữ thuốc đó.
THUỐC HẠ SỐT NHÉT HẬU MÔN:
-         Cách tính liều lượng thuốc nhét hậu môn cũng giống như thuốc uống.
-         Nếu đã cho bé uống thuốc hạ sốt thì không được nhét hậu môn và ngược lại.
-         Các cữ sốt vào ban đêm nên sử dụng thuốc nhét để đảm bảo giấc ngủ cho bé.
-         Trữ thuốc nhét trong tủ lạnh (ngăn đông) để giữ được độ cứng của thuốc.
LAU MÁT HẠ SỐT:
-         Lau mát là cách rẻ tiền, an toàn và có tác dụng rất nhanh để hạ sốt.
-         Phải sử dụng nước ấm để lau mát, không sử dụng nước lạnh hoặc nước đá vì có thể làm bé lạnh run và co mạch máu ngoài dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể.
-         Đắp nước ấm chủ yếu ở 2 nách, 2 háng, cổ. Không nên vắt khăn quá khô, vì như vậy sẽ làm giảm tác dụng trao đổi nhiệt.

Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2011

Vò nước suối


VÒ NƯỚC SUỐI

Đây là chuyện tôi nghe:
Hôm ấy đạo sư có việc ở một làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang. Đạo sư bảo:
- Thầy khát. Nhờ con lấy giùm thầy chút nước.
Đệ tử mau mắn xách vò, thoăn thoắt bước tới con suối. Đến nơi, anh tần ngần đứng nhìn dòng nước, rồi nhìn sang bên bờ kia. Bắt gặp một đàn bò còn ướt lông, hiểu ra cớ sự, anh quay lại gặp sư phụ, bộc bạch:
- Thưa thầy, người ta mới vừa dắt bò qua suối. Nước bị quậy lên đục ngầu nên con không dám…
Đạo sư ôn tồn:
- Được con. Vậy mình chờ một chút.
Khoảng mười lăm phút sau, đạo sư bảo:
- Lấy nước đi con!
Đệ tử sốt sắng xách vò trở lại bờ suối. Anh thấy nước bớt đục hơn, nhưng vẫn chưa thể dùng được. Lập tức quay về chỗ sư phụ, anh áy náy nói:
- Thưa thầy, cũng chưa uống được đâu ạ.
Đạo sư mỉm cười:
- Không sao, con. Mình chờ thêm chút nữa.
Rồi ngài xếp bằng, hai bàn tay để lên lòng, sửa dáng cho thẳng lưng, lim dim đôi mắt, yên lặng dưỡng thần dưới bóng râm của tàn cây.