Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Những điều kiêng kỵ trong ăn uống

an-trai-cay-gi-de-giam-can

Trong dân gian và theo y học hiện đại, để bảo vệ sức khỏe và chống lão hóa nhanh, cần kiêng kỵ những điều sau đây:
Không để người cao tuổi ăn chất mỡ chất béo: để đề phòng tang huyết áp và động mạch vành, béo phì.
Kiêng để bụng đói quá lâu: không những không lợi cho sức khỏe mà dẫn đến dễ mắc bệnh sỏi túi mật, làm cho hàm lượng axit trong túi mật giảm, nhất là đối với phụ nữ ở tuổi trung niên. Không ăn sáng cũng làm kết sỏi túi mật, các nhà nghiên cứu còn cho rằng không ăn sáng còn làm cho cơ thê phát phì chứ không gầy đi như nhiều người thường nghĩ.
Ăn tối quá no: sẽ dẫn đến phát phì, làm cho hệ thống huyết quản dễ đọng lại lượng mỡ lớn.
Khi bữa chiều tối không nên ăn đường và thức ăn có nhiều đường: vì sẽ làm cho nồng độ chất béo trung tính trong máu tăng sẽ kích thích tuyến tụy làm cho phát phì, dễ xơ cứng động mạch, huyết áp cao, bệnh động mạch vành, dễ dẫn đến ung thư  ruột do nhiều chất amin, indole là những độc tố.
Kiêng ăn trứng vịt chưa chín tới: vì trong trứng vịt có rất nhiều vi khuẩn sa – mân có hại cho cơ thể, loại vi khuẩn này chỉ  bị diệt trong nhiệt độ cao.
Kiêng ăn phao câu gà: vì trong đó chứa nhiều tế bào limpo có chức năng “nuốt” các chất độc hại lọt vào cơ thể gà, vịt. Nếu ăn vào nhiều dễ phát bệnh ung thư.
Kiêng ăn thịt gà, vịt nổi hạch, có u bướu ở gan và đuôi gà, gan gà ròn: vì đây là gà vịt đã mắc bệnh máu trắng limpo, bệnh malic, hay bệnh to gan, rất có hại cho người.
Kiêng ăn đầu gà: dân gian có câu “đầu gà 10 năm sinh thạch tín”, mọi chất độc vào cơ thể gà đều đọng lại tế bào não gà, ăn vào rất có hại.
Kiêng ăn cua sống (gỏi cua): vì dễ mắc bệnh sán lá phổi.
Kiêng ăn cá ướp lạnh nhiều lần: vì trong đó chứa nhiều chất gây ung thư.
Kiêng ăn mật cá: vì gây ngộ độc não, viêm cơ tim và chứng bại liệt tay chân.
Kiêng ăn đồ biển với hoa quả có chứa axit tanic như hồng, thạch lựu, sơn trà:vì sẽ gây chứng tức bụng, đau bụng, nôn mửa.
Kiêng ăn nhiều gan lợn: vì trong gan lợn chứa nhiều chất Cholesterol, ăn nhiều dễ bị chứng xơ cứng động mạch.
Kiêng ăn thịt ếch nhái: vì trong thịt chúng có sán chẽ đầu, dễ làm cho cơ thể phát viêm, bị nặng có thể tê liệt toàn thân, hỏng mắt.
Không ăn cải trắng qua đêm hoặc để nguội trong tủ lạnh nhiều giờ: vì trong đó có nhiều muối nitrat sẽ biến thành axit nitrous rất độc, gây ngộ  độc nặng cho người ăn.
Không ăn cà chua còn xanh: vì trong chúng có chứa độc tố  long quỳ là solanine, dễ bị trúng độc và dễ bị bệnh ung thư.
Không ăn quá nhiều cà rốt sống: vì hại nhiều hơn lợi, do có nhiều vitamin A nguyên chất, cơ thể rất khó hấp thụ, làm hại đường ruột.
Kiêng ăn nhiều mướp đắng (khổ qua): vì trong đó chứa nhiều axit osalic làm cản trở quá trình hấp thu canxi trong cơ thể, sẽ tạo  ra chứng thiếu canxi. Tốt nhất là ăn mướp đắng luộc  để  làm giảm bớt axit osalic.
Kiêng ăn nhiều tỏi sống: nhất là đối với người âm hư hỏa vượng hay bị bệnh về mắt và tay chân thường xuyên nóng, ra mồ hôi trộm. Nếu ăn tỏi nhiều thường xuyên, khi đền 50-60 tuổi thị lực sẽ kém, mắc chứng ù tai, miệng khô, đầu nặng chân nhẹ, giảm trí nhớ, cơ thể bốc hỏa, tổn khí huyết, mắt và não. Khi đang bị bệnh về mắt thì không được ăn tỏi.
Kiêng ăn tỏi khi bụng đang bị tiêu chảy: vì làm cho huyết mạch ruột bị xung huyết, thủy thũng, càng làm cho tiêu chảy mạnh hơn.
Kiêng ăn mật ong sống: vì dễ ngộ độc, dễ bị nhiễm khuẩn có độc tính mạnh, có khi nguy hiểm đến tính mạng. Đối với mật ong chín, không nên dùng nước sôi để pha, vì làm mất vitamin và một số nguyên tố vi lượng khác. Tốt nhất dung nước sôi để nguội pha vào.
Thận trọng không ăn mỡ lợn: một là không đun to lửa vì sẽ sinh ra chất acrolein ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây bệnh đường ruột, viêm khí quản; hai là không ăn cặn mỡ vì có chất benzen gây ung thư; ba là không ăn mỡ quá lâu khi có mùi chua, vì gây xơ vữa động mạch.
Kiêng ăn dầu ăn rán lại nhiều lần: vì chúng có andehit acrylic là chất gây đau đầu.
Không ăn nhiều mỳ chính (bột ngọt): vì đó là chất hóa học, ăn nhiều làm cho lượng hồng cầu và bạch cầu trong xương giảm sút, ảnh hưởng đến phát triển của xương.
Tránh thường xuyên ăn quẩy: muốn làm ra quẩy phải có phèn chua, nghĩa là có chì trong quẩy. Một chiếc quẩy nặng 50g có 10-12mg chì. Chì là chất làm già hóa não, giảm trí nhớ, hại tim phổi; nếu ăn thường xuyên rất có hại. Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quẩy.
Không ăn nhiều đậu phụ và thức ăn chế từ đậu: đậu phụ tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể  nhưng lại chứa rất nhiều chất methionine gây xơ vữa động mạch, các bệnh xuất huyết. Người bị bệnh gut không ăn đậu phụ vì chúng có nhiều chất purin gây ra axit uric làm viêm khớp ngón chân, tay.
Không ăn nhiều bỏng ngô, bỏng gạo: vì qua chế biến làm cho bỏng ngô gạo có lượng chì, khi ăn vào dễ bị ngộ độc thần kinh hay gây táo bón; trẻ em ăn vào làm cho sức đề kháng kém, chậm phát triển.
Cẩn thận khi dùng sữa bò: không uống sữa bò khi trong bụng rỗng và uống sữa lạnh vào mùa hè ; không uống sữa xong ăn ngay các thức ăn chua. Tất cả những điều nêu trên đều làm cho tiêu hóa kém và sinh bệnh.
Kiêng không uống sữa bò cùng với sô cô la: vì tạo ra chất canxium oxalate, lâu ngày làm khô tóc, tiêu chảy, thiếu canxi, trẻ phát triển chậm.
Không ăn nhiều đường kẹo: vì gây ra các chứng thiếu dinh dưỡng; bệnh về đường tiêu hóa; bệnh răng; dẫn đến loãng xương; cận thị kéo dài; giảm trí nhớ của trẻ; giảm sức đề kháng của cơ thể; gây bệnh cước chí (khớp chân).
Kiêng sau khi ăn cơm rồi ăn hoa quả ngay: vì tác hại cho dạ dày, phát sinh bệnh đường ruột. Có thể cho trẻ ăn hoa quả trước bữa 1 giờ hoặc sau ăn 2-3 giờ.
Kiêng ăn cam đã có vị đắng: cam có vị đắng là các loại đường trong đó đã phân hủy, vi khuẩn đã xâm nhập vào trong quả, rất không lợi cho cơ thể.
Không ăn nhiều quả mận: người xưa nói “đào dưỡng nhân, mận thương nhân”, ăn mận nhiều ảnh hưởng tới dạ dày, trẻ em trong thời kỳ phát triển sẽ gây hại răng.
Không ăn nhiều hạt hướng dương: trong hạt này có nhiều axit béo, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tiêu hao nhiều muối mật, làm cho chất béo trong cơ thể dồn lại ở gan, làm cho gan nhiễm mỡ, thậm chí có thể làm cho gan xơ cứng hoặc bị hoại tử, rất nguy hiểm cho tính mạng.
Không ăn lạc mốc: vì có độc tố màu vàng nâu gây ung thư dạ dày và ung thư gan.
Không nên uống rượu trắng để lạnh: vì trong rượu trắng ướp lạnh có nhiều độc tố như metanon, etanon, focmon, khi vào cơ thể rất khó phân giải và gây độc cho thị giác, có khi gây mù. Nếu đun nóng rượu lên thì các chất này sẽ bay hơi hết, rượu không độc. Người xưa khi uống rượu trắng thường hâm nóng lên.
Không uống rượu trước khi đi ngủ: vì làm rối loạn hô hấp, nhất là đối với người yếu tim và bệnh tim, bệnh phổi.
Không uống rượu khi phun thuốc trừ sâu: vì dễ bị trúng độc do cơ thể sau khi uống rượu sẽ tăng nhanh tuần hoàn máu, các mao mạch trên da căng ra, da sẽ dễ hấp thụ lượng thuốc trừ sâu còn sót lại trên da mà gây độc cho cơ thể.
Phụ nữ đang mang thai không nên uống rượu: vì dễ làm cho thai nhi có khiếm khuyết, hoặc sinh ra dễ mắc bệnh tim bẫm sinh.
Không uống rượu với cà phê: vì làm cho võ đại não từ hung phấn chuyển sang ức chế, kích thích mạch máu giãn ra, làm tang nhanh tuần hoàn máu, bất lợi cho tim, có khi nguy hiểm đến tính mạng.
Kiêng uống nước cam quá nhiều: theo đông y, uống nhiều sẽ làm tỳ vị đầy tức, đồng thời sinh hiện tượng háo thấp, cơ thể sẽ sinh nhiệt, sinh hỏa, tích lại sinh đờm khó chữa, không lợi cho cơ thể.
Tránh ăn xong đã uống trà đặc ngay: vì  trong trà có chất phenol ngăn cản chất sắt trong cơ thể tạo hồng cầu, gây thiếu máu.
Kiêng uống nước trà hãm quá lâu: vì đã có biến đổi hóa học không lợi cho cơ thể, như quá lâu thì axit tamin sẽ tang nhiều, rất có hại cho người bị bệnh khớp, bệnh gút.
Không dùng nước trà để uống thuốc: vì nhiều loại thuốc có chứa sắt và muối hữu cơ rất kỵ chất axit tamin trong trà, tốt nhất là dung nước đun sôi để nguội để uống thuốc.
Nguồn: Dưỡng sinh và dinh dưỡng, NXB Lao Động

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

ho sen trắng

Một đoạn Thánh giáo dạy về Công quả và luật nhân quả rất hay và nhiều ý nghĩa của Đức Mẹ:
“Các con biết lo cho kẻ khác chính là tự lo cho các con đó. Đồng tiền bát gạo đem để vào chỗ đúng nhân nghĩa không mất đâu con. Ngược lại sản nghiệp dầu to lớn đến đâu, nếu nó có bởi việc làm thiếu đạo đức mà ra thì của Thiên rồi cũng hoàn về cho địa.” [Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Chơn Lý Đàn ngày Rằm tháng 6 Nhâm Tý (25-7-1972)]

Giving - Một đoạn phim mang đậm tính nhân văn


Mở đầu phim là cảnh một cậu bé đang bị mắng chửi giữa phố vì trót dại ăn cắp thuốc ở một cửa hàng. Bà chủ đang giằng lại và buông lời xối xả. Một người đàn ông động lòng thương liền đến hỏi chuyện. Khi biết rằng cậu bé ăn trộm thuốc về cho mẹ, người đàn ông trả tiền cho bà chủ quán rồi cho cậu bé thuốc, bảo con gái mình mang cho ít thức ăn.
30 năm sau, người đàn ông vẫn là chủ quán hàng cùng cô con gái lớn. Một ngày, ông bị đột quỵ và phải nhập viện. Bệnh tình của ông rất nặng và muốn chạy chữa phải mất số tiền rất lớn. Cô con gái buộc phải tính đến chuyện bán nhà. Vào lúc này,điều kỳ diệu đã xảy ra. Cậu bé “ăn trộm” ngày nào giờ đã trở thành một vị bác sỹ và trùng hợp tiếp nhận ca cấp cứu này.
Với tất cả tấm lòng lương y, cậu thanh niên trẻ đã dốc sức nghiên cứu, chữa trị cho ân nhân xưa mà không cần bất kỳ đồng viện phí nào, bởi “Viện phí ngày hôm nay đã được trả từ cách đây 30 năm”.