Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

“VẠN SỰ TÙY DUYÊN”, MUỐN BÌNH AN HÃY NHỚ KỸ NHỮNG ĐIỀU NÀY


Xã hội hiện tại với đầy rẫy bon chen, cạnh tranh. Nếu không là chính mình bạn sẽ không bao giờ tìm được bình an trong tâm hồn.
Cuộc sống luôn là một chuỗi thiên biến vạn hóa mà chúng ta không thể lường trước được. Tuy nhiên, nếu muốn cả đời được bình an thì hãy ghi nhớ làm theo 15 điều này!
1. Suy nghĩ kĩ trước khi nói
Người ta thường nói “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Đừng có lúc nào cũng bù lu bù loa, hãy kiệm lời. Thận trọng với lời nói của mình, nói nhiều không hẳn đã có ích. Nói ít thôi, lắng nghe nhiều hơn.
2. Khoan kết luận vội vàng
Đừng vội kết luận khi đứng trước một vấn đề nào đó. Vì đứng ở những góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau. Đừng lấy quan điểm của mình mà quy chụp tất cả. Cứ bình tĩnh nhìn nhận mọi thứ thật kĩ lưỡng trước khi đưa ra nhận xét.
3. Đơn giản hóa mọi chuyện
Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không thì phiền phức sẽ không đến với bạn đâu. Đừng vì một tí việc cỏn con lại suy diễn nghĩ ra dăm ba vấn đề to lớn rồi tự làm khổ mình. Tâm an hay không là do mình chọn.
4. Đừng bình luận về người khác
Tuyệt đối đừng đem người khác ra làm chủ đề cho cuộc nói chuyện của mình.Không bình luận, không nhận xét, người ta như thế nào trong lòng mình hiểu được rồi. Không cần la lên à anh ta thế này, ồ anh ta thế kia.  Tạo hóa tạo ra những con người khác nhau thổi vào đó những tính cách khác nhau. Họ như thế nào đó là quyền của họ, mình không có quyền phán xét.
5. Tuân thủ nguyên tắc
Trong mọi việc, hãy đặt ra nguyên tắc cho mình. Phải đảm bảo rằng nguyên tắc mình đặt ra tốt cho mình nhưng không hại đến ai. Và trên nguyên tắc đó mà sống và làm việc.
6. Với người tiểu nhân, đừng dây vào
Đã là tiểu nhân thì không phải là người tốt, vì thế đừng dây vào họ kẻo chuốc họa vào thân. Đối với tiểu nhân chỉ nên đứng xa mà quan sát đừng có áp vào kẻo thiệt thân.
7. Tôn trọng những người yêu thương mình
Hãy cảm ơn đời vì có ai đó yêu thương bạn và hết lòng vì bạn. Hãy trân quý tình cảm ấy và đừng bao giờ lấy tình cảm của họ ra làm trò đùa cho dù bạn không thích, cho dù người ta có khuyết điểm. Hãy đối xử với người ta như cách mình muốn nhận.
 8. Bình thản chấp nhận trước mọi chuyện
Cầm lên được thì hạ xuống được, phải luôn chủ động trong mọi tình huống.Cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ và trải hoa hồng để bạn đi. Sông có khúc người có lúc. Bạn phải học cách chấp nhận những khó khăn và gập ghềnh trên đường đời. Cầm lên được là một loại dũng khí nhưng bỏ xuống được lại cần một loại ý chí.
 9. Quý trọng nhân duyên, nhưng tuyệt đối không được bài xích duyên phận không tốt
Nhân duyên trên thế gian có tốt có xấu. Trong hàng tỷ người trên thế giới việc gặp được ai đó đã là duyên. Gặp thoáng qua cũng là duyên phận. Lỡ may duyên phận không tốt hãy cố gắng khoan dung chứ đừng vội chối bỏ. Vì chẳng ai biết được trên đường đời và tương lai sẽ như thế nào. Nên tốt được với ai cứ tốt.
10. Đừng đem áp lực căng thẳng đổ lên đầu người khác
Trong cuộc đời đôi lúc sẽ có những chuyện không thuận lợi làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Đừng vì áp lực công việc mà về nhà gây khó dễ cho người thân hay ngược lại. Như vậy, sẽ không bao giờ có lợi cho bạn. Hãy tập cách cân bằng cảm xúc.
11. Không lừa gạt người khác, cũng đừng để người lừa gạt
Đừng lừa gạt người và hạ thấp một ai đó chỉ để nâng cao giá trị của mình. Bởi giá trị của một người được xây dựng bởi nhiều yếu tố. Ngược lại, mình cũng cần nuôi dưỡng trí tuệ và khả năng nhìn nhận vấn đề để người khác không lừa được mình.
12. Phái nữ cũng nên coi trọng sự nghiệp và độc lập
Phụ nữ đừng bao giờ chỉ nghĩ đến gia đình, hãy quan tâm và lo cho sự nghiệp.Là một người phụ nữ độc lập, có sự nghiệp, có công việc, chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống ý nghĩa hơn đến nhường nào.
13. Tận dụng thời gian rảnh để làm phong phú bản thân
Thay vì chơi những trò vô nghĩa hay nói chuyện phím, thời gian rảnh hãy làm phong phú bản thân. Hãy đọc một cuốn sách, học cách quản lý một công ty, xem xét tin thời sự, tìm hiểu pháp luật, hoặc học cách nấu một món ăn ngon…Bằng cách này bạn đã làm phong phú bản thân mình và biết đâu đấy nó có thể giúp bạn trong tương lai.
14. Chăm chút vẻ ngoài
Chăm chút vẻ ngoài không có nghĩa là bạn ăn diện, chi tiền triệu cho những bộ cánh hoặc trang sức. Chăm chút vẻ ngoài chỉ cần gọn gàng sạch sẽ thơm tho là đủ.
Rất nhiều người khi vừa gặp gỡ đã khiến người khác không muốn gặp lần thứ hai, nhưng có nhiều người lại để lại ấn tượng trong lòng người khác ngay trong lần gặp đầu tiên. Vẻ ngoài không phải quan trọng nhất nhưng không thể xem nhẹ nó.
15. Nói ít làm nhiều
Đừng bao giờ nói hết mọi kế hoạch của mình cho ai đó biết trước khi mình thành công, bản thân chúng ta thành công thì người khác ắt sẽ tự biết đến.Nên nói ít làm nhiều.
Nguồn: Sưu tầm
Nguồn: langnhincuocsong.com

BẬC THẦY PHONG THỦY VỚI 9 PHÁT NGÔN CUỐI CÙNG RẤT CÓ GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA


1. Trong thương trường, đừng mong đợi sự giúp đỡ của người khác dành cho bạn, bởi đối với bất cứ ai, tiền không bao giờ đủ. (Học cách cho đi).
2. Những người giúp đỡ bạn là những người bạn tốt có đạo nghĩa, những người không giúp bạn cũng không có gì đáng trách cứ, không nên nuôi dưỡng thù hận, bởi họ đâu nợ bạn! (Học cách hiểu lý lẽ).
3. Hãy hiểu rằng không một ai nhất thiết phải giúp bạn khi bạn cần. Nếu có, người đó chỉ có thể là chính bạn. Vì vậy làm cho bản thân tự lập, mạnh mẽ, vui vẻ, hạnh phúc, mới là những việc bạn cần phải làm, dẫu sao cũng chỉ có bản thân mới nhất thiết cùng bạn vào sinh ra tử, hoạn nạn có nhau. (Học cách kiên cường).
4. Kết bạn không phân biệt giàu nghèo, họ có gia tài hàng tỷ với bạn một xu cũng không liên quan, đừng để bản thân biến thành người đầy tớ, họ có lẽ không có gì cả nhưng vẫn nhường miếng bánh mì duy nhất cho bạn. (Học cách phân biệt).
5. Đừng vì những người bạn giàu có mà xa lánh những người bạn tinh thần, dần dần bạn sẽ hiểu ra sự giàu có của bạn bè có thể đưa bạn đi ăn uống vui chơi và cũng có thể mang lại đủ thứ phiền não thế tục, phức tạp và rắc rối. Những người bạn tinh thần chỉ có thể đưa bạn ra đồng ruộng, bờ suối, không có cao lương mỹ tửu, không sâm banh, cà phê, không có sàn nhảy, nhưng họ có thể cùng bạn chạy nhảy, cùng bạn cười đùa như một thằng hề. (Học cách tự trọng).
6. Có thể tin rằng trên thế giới quả thực có tình yêu chung thủy, nhưng nó chỉ là thuộc về Ngưu lan Chức nữ, Lưu Sơn Bá, Chúc Anh Đài, bên Âu Mỹ còn có Romeo và Juliet, bởi họ đều có cuộc sống ngắn ngủi. Còn chúng ta thì phải sống thật lâu. (Học cách trân trọng).
7. Không cần biết bạn kết hôn vì điều gì, một khi bạn đã có con, bạn cần phải yêu gia đình này, bất kể nó tẻ nhạt và lạnh lẽo đến mức nào, bạn đều có nghĩa vụ phải sưởi ấm nó lên, bởi vì bạn là người cha! (Học cách trách nhiệm).
8. Chớp mắt tuổi thanh xuân của chúng ta sẽ không còn nữa, nếp nhăn dày lên từng ngày bên khóe mắt, chúng ta không thể ngăn sự tàn phá của năm tháng lên dung nhan, nhưng chúng ta có thể để cho trái tim làm chậm dần sự mài dũa của năm tháng như ngọc trong cát, dần dần bóng lên. Chờ đến khi chúng ta râu bạc, răng sụn, bước đi lảo đảo, bạn vẫn có thể giữ được vầng đỏ rực rỡ trên ánh ngọc trai đến cuối cùng, không phải sao? (Học cách trưởng thành).
9. Đừng nên quá cố chấp, cuộc sống có rất nhiều điều không như ý, thế giới không thể hoan hợp cho riêng bạn, trái đất không phải vì bạn mà xoay chuyển,do đó, đừng ôm mãi sự cố chấp, chúng ta cũng chỉ là những kẻ qua đường ở chốn hồng trần này, được sinh ra trần truồng, khi chết đi cũng chẳng thể mang theo được gì? (Học cách buông tay).
Những câu nói đều thật là chân lý!
Sưu tầm. (Nguồn: www.vnhot.net)

KHỔNG TỬ THẾ GIA VÀ 20 LỜI RĂN TRUYỀN THẾ


“Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người” là một trong những lời Khổng Tử dạy, hậu thế nên nghiền ngẫm và học tập.
Khổng Tử (551 – 479 TCN), họ Khổng, khi chào đời, đỉnh đầu ông gồ lên, ở giữa lõm xuống cho nên được đặt tên là Khâu (tức, cái gò), tự là Trọng Ni. Ông sinh ra ở ấp Trâu, người làng Xương Bình nước Lỗ.
Ông là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng Trung Hoa, là người sáng lập ra Nho giáo. Các bài giảng và triết lý của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á. Ở Đài Loan, ông được tôn xưng là “vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời).
Triết học của ông nhấn mạnh sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và chủ trương cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, xác định các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, coi trọng “đạo trung dung” và các đức tính “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.
Đây là những giá trị có tầm ảnh hưởng lớn đối với các học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia, Đạo gia. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học, và được gọi là Khổng giáo.
Về giáo dục, Khổng Tử cốt dạy học trò Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Học trò đông tới 3000 người, trong đó có 72 người thông thạo cả lục nghệ (tức sáu môn học: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân thu, Dịch).
“Trong thiên hạ, các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền tới hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử tới vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến “lục nghệ” đều lấy Khổng Tư làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí thánh vậy.” – “Sử ký Tư Mã Thiên”.
Khổng Tử là người duy nhất được Tư Mã Thiên dành cho những trang viết công phu, xếp vào hàng thế gia, tức ngang với một vị vua chư hầu về lĩnh vực học thuật, còn tất cả những người khác trong cùng lĩnh vực chỉ được xếp vào hàng liệt truyện, hoặc ba bốn người gộp vào một truyện.
Tư Mã Thiên không viết về Khổng Tử như một con người thần kỳ, làm những chuyện hoang đường, mà viết về ông – một con người từng bị chê bai, từng phải chịu nhục, có những tình cảm, khuyết điểm của một con người bình thường, phải bôn ba lăn lộn khắp các nước (Lỗ, Tề, Vệ, Trần) suốt cả cuộc đời để thực hành cái đạo của mình, và truyền lại cho muôn đời sau những lời răn dạy bất hủ.
Dưới đây là 20 lời Khổng tử dạy hậu thế nên học tập:
1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh. 
2. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người. 
3. Quân tử rộng rãi bao dung, tiểu thân hẹp hòi tính toán. 
4. Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường. 
5. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.
6. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
7. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.
8. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng. 
9. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã. 
10. Biết có lỗi mà không chịu sửa thì đó chính là lỗi.
11. Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
12. Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
13. Trong ba người cùng đi, tất có người là thầy ta. Hãy học theo cái hay, mà tránh cái dở.
14. Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
15. Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết thường nói lời lương thiện.
16. Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt.
17. Việc mình không muốn làm, đừng bắt người khác làm.
18. Danh không chánh, lời chẳng xuôi.
19. Người quân tử không đề bạt kẻ biết nói lời hay, cũng không được bỏ ngoài tai lời kẻ xấu nói phải.
20. Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
Nguyên Hương (T/h)