Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng


Cho đến tận bây giờ, sau gần 2.000 năm, những triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.
Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng phí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ “tài, đức, trí, dũng, chính, tín”.
“Tri nhân, trị diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó. 
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh.

Vậy làm thế nào để biết được có thể “nhìn người” thật tốt? Hãy học cách nhìn người của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi “nhìn người” và “dùng người”.
Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”.
Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
5. Cho họ uống rượu say để dò “tâm tính”.
6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.
Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô.
Giờ đây, sau gần 2.000 năm, những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; áp dụng cách 7 cách trên của Gia Cát Lượng vào cuộc sống ngày nay sẽ giúp bạn vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người đồng hành, một đối tác làm ăn tốt trong cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo thành công.
BM (TTTD)
Nguồn: nguyentandung.org

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Đoạn video khiến bạn thay đổi cuộc đời - Giúp đỡ mọi người xuất phát từ lòng chân thành, không có sự tính toán


Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Giá trị của sự kết nối



Kim cương và than bếp tuy rằng đều được cấu tạo từ cacbon. Giá trị của chúng khác nhau là do kết nối khác nhau. Câu chuyện sau đây cũng vậy, mỗi người đều có thế mạnh riêng, nhưng không có bất cứ sự thành công nào mà không có sự gắn kết của 1 tập thể. Mong rằng mọi người sẽ tìm được giá trị của mình, niềm đam mê để được cống hiến và tỏa sáng trong mối quan hệ xã hội.

GIÁ TRỊ CỦA SỰ KẾT NỐI

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.
Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.
Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa.
Đoán được lý do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.
Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa nó được rực cháy với ánh sáng và hơi ấm từ những cục than hồng xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:
- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.
Thu Hương sưu tầm