Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Phép mầu của sự tha thứ

 

PHÉP MẦU CỦA SỰ THA THỨ

Bức ảnh đáng kinh ngạc này đã ghi lại thời khắc cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu của võ sĩ Matador Torero Alvaro Munera. Giữa “trận đấu” dở dang, anh suy sụp vì hối hận khi nhận ra rằng mình không thể ép buộc con thú hiền lành kia chống trả. Dù phải chịu đựng nhiều vết thương đau đớn, con bò tót - với máu nhỏ giọt trên mõm và thanh kiếm găm trên mạng sườn - vẫn một mực không chịu tấn công đối phương. 
Sau trận đấu, võ sĩ Torero Munera đã trả lời phỏng vấn rằng:
“...Rồi đột nhiên, tôi nhìn con bò tót. Nó có đôi mắt ngây thơ, như mọi con vật, và đang nhìn tôi bằng ánh mắt nài xin. Một tiếng khóc than cho Công lý dường như đang vang vọng sâu thẳm bên trong tôi. Đó như thể một lời nguyện cầu, một lời xưng tội và cầu xin tha thứ. Tôi thấy mình dường như tồi tệ nhất trên trái đất này.”
TỚI KHI NÀO THÌ CHÚNG TA, CON NGƯỜI, MỚI CÓ ĐỦ CAN ĐẢM ĐỂ NGƯNG CHÉM GIẾT NHAU, VÀ ĐỦ MẠNH MẼ ĐỂ THA THỨ CHO NHAU?!
Nguồn: FB I Love Family

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Bệnh trầm cảm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị



BỆNH TRẦM CẢM – NGHIÊM TRỌNG 
NHƯNG KHÔNG KHÓ ĐIỀU TRỊ

Cũng giống như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…, trầm cảm là một bệnh lý cần quan tâm trong xã hội hiện đại. Theo thống kê, khoảng 1/5 nữ giới và 1/15 nam giới bị trầm cảm ít nhất một lần trong cuộc đời. Hơn một nửa trong số đó về sau tiếp tục bị trầm cảm ít nhất 1-2 lần mỗi năm; nếu không được điều trị, số lần xuất hiện của bệnh cũng như độ nặng của các triệu chứng có khuynh hướng tăng dần theo thời gian.
Trầm cảm bao gồm những rối loạn định kì về cảm xúc, tập trung, giấc ngủ, hoạt động, sự ngon miệng và thái độ cư xử về xã hội. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tự tử. Tuy nghiêm trọng là vậy, nhưng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được một cách hữu hiệu.
Trầm cảm là gì? Là một bệnh lí của não bộ chứ hoàn toàn không phải là một cảm giác buồn bã hay chán nản, thất vọng thông thường thoáng chốc mà ai cũng có thể trải qua trong cuộc sống. Trầm cảm là một bệnh lí nghiêm trọng, ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc, thái độ cư xử và sức khỏe bệnh nhân; chứ không phải là một sự yếu đuối. Nó có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi nào; ở mỗi đối tượng khác nhau có những biểu hiện khác nhau.
Việc uống rượu có thể là một hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm, uống quá nhiều rượu hoặc các thuốc bị cấm sử dụng có thể làm phức tạp thêm các giai đoạn của trầm cảm. Tất cả mọi đồ uống có cồn đều không được sử dụng trong suốt quá trình điều trị căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm: Ở những lần đầu tiên, khởi đầu của bệnh có thể không rõ ràng và ngắn ngủi, tuy nhiên nếu không được để ý và điều trị, nó có thể tái diễn với mức độ nghiêm trọng hơn, thành một hội chứng bao gồm: khí sắc buồn bã, nặng nề, cáu kỉnh, dễ bị kích thích kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo là những thay đổi đáng kể về giấc ngủ và sự ngon miệng, giảm năng lượng và khả năng tập trung và trí nhớ, mất quan tâm thích thú với những công việc và các triệu chứng mặc cảm tự ti, buồn rầu, trống vắng… Khi bệnh đến độ trầm trọng, người bệnh trở nên chán nản, tuyệt vọng đến nỗi họ dường như muốn chết hơn là muốn sống, thậm chí có ý định hoặc hành vi tự tử.
Một số triệu chứng thường gặp:
+ Thay đổi về giấc ngủ: khó ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thuờng nhưng khi ngủ dậy lại thấy mệt mỏi, ngủ không đủ.
+ Thay đổi về ngon miệng: thường giảm ngon miệng nhưng cũng có khi lại ăn uống rất nhiều, do đó có thể sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
+ Mất khả năng tập trung và khả năng tự quyết định.
+ Mất năng lực.
+ Mất sự quan tâm thích thú.
+ Tự ti.
+ Cảm giác tuyệt vọng.
Nguyên nhân bệnh trầm cảm: Có rất nhiều nguyên nhân, nhiều bệnh nhân lại tự nhiên mắc bệnh mà không thấy có liên quan gì tới bất kì một khủng hoảng nào trong cuộc sống. Tuy nhiên có một nguy cơ liên quan đến bệnh trầm cảm như: di truyền, những biến cố sang chấn tinh thần, sự lạm dụng rượu hay thuốc..., thậm chí cả nhân sinh quan của bệnh nhân đối với cuộc sống cũng có thể góp phần hình thành căn bệnh này.
Điều trị bệnh trầm cảm như thế nào: Bệnh trầm cảm đáp ứng tốt với điều trị, khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm nặng có thể cải thiện và trở lại cuộc sống bình thường chỉ trong vòng vài tuần lễ; với những bệnh nhân có nguy cơ bị trầm cảm trở lại thì phải điều trị liên tục và kiểm soát bệnh tốt. Có 3 phương pháp điều trị cơ bản là: dùng thuốc, điều trị tâm lí liệu pháp và sốc điện. Có thể điều trị riêng rẽ hoặc kết hợp các phương pháp này. Sự cải thiện có thể được xác định một cách chắc chắn sau 3-4 tuần điều trị. Cần lưu ý các thuốc chống trầm cảm không hề gây cho bệnh nhân đờ đẫn; việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm cần phải tương hợp với cuộc sống bình thường, khi dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:
+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
+ Không nên ngưng việc.
+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Bác Sĩ  B.L
Nguồn: thanhnien online

Ghi chú:
Bệnh trầm cảm rất dễ gây cho người bệnh cảm giác chán nản, tuyệt vọng đến nỗi luôn khiến cho bệnh nhân có tư tưởng muốn chết hơn là muốn sống, thậm chí có ý định hoặc hành vi tự tử. Do vậy nếu mọi người thấy người thân của mình có những triệu chứng của bệnh trầm cảm thì không nên chủ quan xem thường mà phải hết sức quan tâm, chăm sóc, điều trị nghiêm túc cho họ để tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Trên thực tế có nhiều ca tự tử đã xảy ra mà nguyên nhân được các Bác Sĩ xác định là những người này đã từng có tiền sử hoặc đang bị bệnh trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng.
Chánh Tuân

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Bạn chọn cách nào?


Nguồn: FB Bụi Mặt Trời