Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

36 tử huyệt trên cơ thể


36 TỬ HUYỆT (36 HUYỆT TRÍ MẠNG)

Điểm huyệt là khống chế, chế ngự người một cách nhanh chóng; còn giải huyệt là để cứu người. Mục đích của thuật điểm huyệt, giải huyệt cũng như những môn võ khác là tập luyện để cho khí huyết lưu thông, gân cốt dẻo dai, thân thể cường tráng, làm cho trí óc minh mẫn, tăng sức tự tin và chịu đựng trong đời sống, nâng cao tuổi thọ.
Thuật điểm huyệt và giải huyệt căn cứ vào học thuyết huyệt, kinh lạc của y học và học thuyết âm dương ngũ hành.
Cơ thể con người do lục phủ ngũ tạng, các mạch, gân cốt…hình thành; lục phủ ngũ tạng có quan hệ mật thiết với tương sinh tương khắc ngũ hành.
Nhiệm vụ của kinh lạc là phân bố khí huyết lục phủ ngũ tạng, bên ngoài là tứ chi để điều hòa cân bằng và nuôi sống cơ thể. Con người sinh tồn, mạnh khỏe, tráng kiện là do khí huyết điều hòa. Nếu kinh lạc bị tắc nghẽn thì khí huyết đình trệ, cơ thể con người bị suy nhược, bệnh tật, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thuật điểm huyệt, muốn khống chế, chế ngự con người có hiệu quả, nhanh chóng là khống chế kinh lạc, không chế các huyệt. Nhưng muốn cứu người, trị bệnh hiệu quả thì cũng căn cứ vào kinh lạc và huyệt.
Toàn bộ cơ thể có 12 đường kinh lạc và 02 mạch Nhâm, Đốc. Trên cơ thể con người có nhiều huyệt nằm trên 12 đường kinh lạc và mạch Nhâm, Đốc, gọi là kinh huyệt; cũng có những huyệt nằm ngoài những đường này, gọi là huyệt ngoài kinh.
Trên cơ thể con người có 365 huyệt. Trong đó có 108 huyệt lớn và vừa, 257 huyệt nhỏ. Trong 108 huyệt lớn và vừa đó người ta phát hiện ra có 36 đại huyệt, gọi là huyệt trí mạng, nếu bị đánh vào những huyệt này thì có thể nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời người ta cũng phát hiện ra các đại huyệt này có liên quan đến 12 giờ trong một ngày.
Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là TỬ HUYỆT. 
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành SÁT THỦ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử Huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhũ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm âm giao, Dung Tuyền.
36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
A.  VỊ TRÍ CÁC HUYỆT NGUY HIỂM VÙNG ĐẦU, CỔ:
1. Huyệt Bách Hội:
- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.
2. Huyệt Thần Đình:
- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3. Huyệt Thái Dương:
- Vị trí: tại chỗ lõm phía đuôi chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.
4. Huyệt Nhĩ Môn:
- Vị trí: Tại chỗ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
- Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.
5. Huyệt Tình Minh:
- Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
- Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.
6. Huyệt Nhân Trung:
- Vị trí: Dưới chóp mũi.
- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.
7. Huyệt Á Môn:
- Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tủy (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.