Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Tình thương người, lòng dũng cảm và sự hy sinh của người Nhật trong thiên tai


Tình thương người, lòng dũng cảm
sự hy sinh của người Nhật trong thiên tai

Sự kiên cường, tấm lòng và nhân cách của người Nhật cho thấy có cả một năng lực phục hồi không tưởng tượng được khi đương đầu với thiên tai.

Cuộc chiến của cả quốc gia này làm cho mọi người đều ngưỡng mộ.

Đối diện với trận thiên tai tồi tệ nhất ở thành phố biển đông đúc từ sau thế chiến thứ hai, người Nhật đã làm cho cả thế giới nghiêng mình thán phục với những gì họ đang làm.

Sau cơn siêu động đất với cường độ 9.0 và kéo theo đại sóng thần, bốn nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ và chỉ số Nikkei bị giảm sút. Nền kinh tế bị ảnh hưởng, hàng ngàn người chết, nhiều người mất tích hoặc có thể đã chết, hàng triệu người vô gia cư, không có nước và điện.


Tuy nhiên, hình ảnh khắp nơi trên đất nước Nhật là sự kết nối giữa người và người, lòng hảo tâm  cũng như những ứng xử rất văn minh đáng tự hào.
Không hề có cướp bóc, không có sự rên rỉ kêu la, rất ít sự sợ hãi và không có sự đòi hỏi huyền bí để cứu họ.

Những câu chuyện đau lòng và cao đẹp nhất về tình người lại đến từ đây.

Nhiều bà mẹ xếp hàng bình thản giữ những em bé để được kiểm tra phóng xạ.

Những người còn sống xếp hàng hơn tám tiếng đồng hồ để lấy nước và thức ăn.

Tất cả những người Nhật còn lại tự nguyện giảm tiêu dùng điện để giảm sự mất điện.

Các cửa hàng ở Tokyo kêu gọi tất cả mọi khách hàng rằng : Mỗi người chỉ được một chai nước. Mọi người đang khát nước.”

Công nhân trở lại làm việc vào sáng thứ hai dù mất điện và chậm xe lửa.
Những người lái xe ô tô chờ đợi một cách kiên nhẫn để đổ xăng mà không hề có sự bóp kèn hay đùn đẩy nhau.

Ở Koriyama, gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, người dân xếp hàng để lấy nước uống phải về nhà mà không hề có sự phàn nàn khi được thông báo nước đã hết.

Những người mua sắm ở cửa hàng chạy ra ngoài với hàng hóa trên tay khi động đất xảy ra. Khi động đất ngừng lại, họ chạy vào trong trả tiền.

Tại lúc đỉnh điểm của đại sóng thần, không hề có sự khóc than sợ hãi, không có chửi thề hoặc than thở được nghe trên các video của youtube, chỉ có những âm thanh của nhà cửa và xe cộ bị phá vỡ cuốn trôi theo dòng nước.

Sau đó là những người cứu hộ rất đáng kính đến lấy người chết và cầu nguyện cho từng nạn nhân khi xác được mang đi.

Người chủ của một cửa hàng vội chạy ra đường tìm kiếm 50 nhân viên của mình và cố gắng vượt qua một cách im lặng khi ông tìm được chỉ có một người.

Bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Senen ở Tagajo được những đồng nghiệp khen là một “võ sĩ đạo (samurai)” vì ông đã quản lý tất cả 113 bệnh nhân trong tình trạng không có nước, điện, rất ít thức ăn và thuốc men.

 "Shikata ga nai," (chẳng thể nào giúp được) ông nói cho phóng viên biết như vậy. Đây là câu nói thông thường ở một đất nước khi những người tuyệt vời dùng để nói về những điều kém may mắn xảy ra.

Rất nhiều người ở những ngôi nhà tạm trú chia sẻ thức ăn với người lạ.

Một người đàn ông cô độc, với niềm hy vọng tràn đầy đang đi quanh các khu vực đổ nát với chiếc xe đạp cùng với tấm bảng viết tay hỏi lịch sự xem mọi người có thấy vợ ông ta đâu không.

Người đàn bà kiệt sức khi được đưa ra khỏi đống đổ nát cuối đầu cảm ơn người cứu bà.

Những người tìm kiếm thân nhân từ nhà xác tạm thời ở Sensai, chân không đứng vững, lấy tay che miệng lặng lẽ khóc.

Ngay cả khi các phương tiện truyền thông của Nhật, như trên truyền hình NHK, vẫn giữ bình tĩnh và đội nón bảo hiểm  khi giải thích về tình trạng của nhà máy điện hạt nhân.

Những vị lãnh đạo của nhà máy điện hạt nhân xin lỗi một cách kính cẩn trên tivi về sự “bất tiện.”

Sự bình tĩnh và cẩn trọng của thủ tướng nhật Naoto Kan, người vội đến ngay khu vực nhà máy điện hạt nhân có sự cố để nói chuyện với những người điều hành ở đây.

Và hiển nhiên là có rất nhiều những công nhân dũng cảm đã tình nguyện ở bên nhà máy điện hạt nhân Fukushima chiến đấu để đưa các lò phản ứng vào tầm kiểm soát ngay cả khi họ bị nguy hiểm đến tính mạng khi bơm nước biển vào những thanh phóng xạ. Bạn không thể tưởng tượng được hơn tinh thần vị tha quên mình của họ.

Một số phỏng đoán rằng sự pha trộn của đạo Phật và Khổng giáo đã mang đến cho người Nhật một tinh thần như vậy để đối phó với thiên tai. Hay có lẽ đó là điều cần thiết của một xã hội vững mạnh ổn định đến từ 127 triệu người dân chen chút nhau sống trên một hòn đảo nhỏ với rất ít tài nguyên thiên nhiên, trên một đường đứt gãy, và chỉ có bàn tay của họ tạo nên của cải để làm nên một cường quốc giàu thứ nhì trên hành tinh này.

Ở Tokyo, không hề thấy bóng dáng tội phạm trong thành phố với 13 triệu dân này. Bạn có thể để một túi mua hàng xinh đẹp, như tôi đã từng làm, ở nhà hàng McDonald và trở lại một giờ sau vẫn thấy chiếc túi còn nguyên vẹn.

Ở một số vùng lân cận, bạn có thể thấy hình ảnh một con mắt được sơn lên tường, một thông điệp tinh tế mà người dân địa phương đang xem chừng những dấu hiệu của sự rối loạn. Thay vì giao hết trách nhiệm cho nhà chức trách, người Nhật đảm nhiệm trách nhiệm này.

Là một đứa trẻ ở Tokyo, tôi lớn lên và hiểu rằng văn hóa Nhật Bản yêu cầu người Nhật phải tự hài lòng và kiên trì trong khó khăn mà không được than phiền.  Không hề có viễn cảnh như kiểu mọi người cùng khóc sau đám tang của công nương Diana. Những kiểu tình cảm như vậy là không thể tưởng tượng được.

Cộng đồng mạng đang chia sẻ với Nhật với những ngôn ngữ thông thường và nổi tiếng thường dùng ở Nhật trên các mạng như “Ganbatte” hay “Ganbatte Nihon” có nghĩa là “Cố gắng hết sức, Nhật Bản. Đừng đầu hàng.”

Cựu chiến binh và đại sứ của Uccs Murray McLean trong tuần này đã mô tả người Nhật là đau khổ trường kỳ trên nhiều mặt.”
 “Họ thật kiên cường. Họ có một tinh thần thật tuyệt vời. Họ là những  người vô cùng im lặng, bình tĩnh, trang nghiêm nhưng rất siêng năng.” Ông cho biết.

Thật là không công bằng khi so sánh sự kiên cường im lặng và  trật tự của Nhật với sự hỗn loạn, cướp bóc, tội phạm và khủng hoảng như trận bão Katrina hay sự rên rỉ đòi hỏi sau cơn bão Lary ở Queensland vào năm 2005. Thật không công bằng khi kết luận sự nuông chiều, buông thả của phương Tây mà quên đi nhân cách biết hy sinh, vô ngã, vị tha của người Nhật.

Cuối cùng, chúng ta đã thấy sự kiên cường và lòng hảo tâm của của mọi người trên thế giới ở một diện hẹp: ở Christchurch sau trận động đất, người dân New Zealand không la lối để cùng mang họ đến với thế giới. Tương tự như vậy, sau trận bão Yasi ở Queenland và Victoria, chúng ta thấy sự can đảm và sự kiên cường của cả những nạn nhân và người được cứu thoát để rồi làn sóng từ thiện khắp nơi ở Australia lại đổ về.

Trong những thời khắc như thế này, chúng ta học được tình người thật sự là như thế nào.

Theo Heraldsun.com.au
Minh Nguyệt dịch


     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét