Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2010

Lục Tự Đại Minh Chú - Án Ma Ni Bát Rị Hồng




LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ
ÁN MA NI BÁT RỊ HỒNG


Thân ái chào quý anh chị em!
Chánh Tuân chuyển đến quý anh chị em 4 đường link để quý anh chị em download file nhạc Lục Tự Đại Minh Chú về cùng nghe:


Âm tiếng Phạn:

http://www.mediafire.com/?fhwpa2qwp3imz77 
http://www.mediafire.com/?bnjofj0134ndnan


Việc trì tụng hoặc thường xuyên nghe Lục Tự Đại Minh Chú: "Án Ma Ni Bát Rị Hồng" này có hiệu dụng hết sức đặc biệt, gần tương tự như việc hằng niệm danh hiệu Thầy và hằng niệm Lục Tự Di Đà (Nam Mô A Di Đà Phật). Mỗi tối, chúng ta có thể mở file nhạc "Án Ma Ni Bát Rị Hồng" với một âm lượng vừa phải để nghe, quý anh chị em chúng ta có thể vừa làm việc vừa nghe nhạc, sẽ rất tốt cho Tâm của các thành viên trong gia đình mình và sẽ giúp cho toàn thể gia quyến mình có được sự bình an nếu mở file nhạc "Lục Tự Đại Minh Chú" để nghe thường xuyên. Quý anh chị em cũng có thể mở file nhạc này để nghe suốt đêm (Trong giấc ngủ sẽ "nghe" bằng tiềm thức).

Đặc biệt với những phụ nữ đang mang thai hoặc với những ai rất khó đi vào giấc ngủ sâu thì nên mở file nhạc "Lục Tự Đại Minh Chú" này để nghe, sẽ rất tốt cho thai nhi và sẽ rất dễ dàng có được một giấc ngủ thật sâu.

Ngoài ra, nếu có nhiều người cùng mở file nhạc "Lục Tự Đại Minh Chú" để nghe thì âm thanh của câu thần chú này sẽ tác động vào không trung, sẽ góp một phần không nhỏ tạo nên sự bình an cho Vũ trụ.

Lục tự đại minh chú: "Án Ma Ni Bát Rị Hồng" trong đạo Cao Đài được các vị chức sắc khi hành pháp bí tích Giải Oan và Tắm Thánh có niệm câu thần chú này.

Kính chuyển đến quý anh chị em đường link sau để cùng tham khảo:

http://caodaism.org/ CaoDaiTuDien/u/u1-028.htm


Chánh Tuân.

Quý anh chị em cùng tham khảo bài viết sau đây có nói về hiệu dụng của Lục Tự Đại Minh Chú:

Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng 
Hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú của Padmasambhava, gọi là thần chú Kim cang Thượng sư (Vajra Guru Mantra):
OM AH HUM VAJRA
GURU PADMA SIDDHI HUM,
và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn:
OM MANI PADME HUM (Án Ma Ni Bát Rị Hồng).
Hai thần chú này cũng như phần đông thần chú, đều bằng Phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ.
1. Thần chú Kim cang Thượng sư :
Thần Chú này được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Khientse Rinpoche.
OM AH HUM
Những âm OM AH HUM có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OM đều tiêu biểu cho thân. AH là lời và HUM là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý.
Theo nghĩa ngoài, OM tịnh hóa mọi ác nghiệp của thân, AH của lời, và HUM của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, OM AH HUM đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật. OM cũng là tinh túy của hình sắc, AH của âm thanh, HUM của ý. Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó. OM tịnh hóa tất cả nhận thức, AH tất cả âm thanh, và HUM tất cả tâm, ý nghĩ và cảm xúc.
Theo nghĩa trong, OM tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, AH tịnh hóa nội phong hay khí lực, và HUM tịnh hóa tinh chất sáng tạo.
Ở tầng mức sâu hơn, OM AH HUM biểu trưng ba thân của Liên Hoa bộ: OM là Pháp thân, Phật A Di Đà, đức Phật của Ánh sáng vô lượng, AH là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi, và HUM là Ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều này có nghĩa, trong trường hợpcủa thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh.
VAJRA GURU PADMA
VAJRA được ví như kim cương, đá quý nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không có gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cường. Và cũng như kim cương không tỳ vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.
GURU có nghĩ là "sức nặng", chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ròng là kim loại nặng nhất, quý nhất, cũng thế, những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. GURU tương đương với Báo thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của tâm đại bi. Lại nữa, vị Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường Mật tông, biểu tượng là Kim cương, và nhờ thực hành Mật tông mà ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên ngài được biết dưới danh hiệu là Kim cang thượng sư.
PADMA, hoa sen, có nghĩa là Liên hoa bộ trong ngũ bộ, và nhất là khía cạnh Ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên ngài được gọi là "PADMA", hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện ngài sinh ra trên một đóa sen nở.
Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh tuy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. VAJRA nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. GURU tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quý của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. PADMA tiêu biểu Bi mẫn, mà chúng ta cầu thể hiện được trong Hành động của chúng ta.
Vậy, nhờ tụng đọc thần chú này mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quý và lòng bi mẫn của Padmasambhva và tất cả chư Phật.
SIDDHI HUM
SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ. Thành tựu, hay ân sủng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh để tự lợi và lợi tha. Bởi thế, nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối.
SIDDHI HUM được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt.
HUM tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: "Hãy là như vậy!"
Ý nghĩa cốt yếu của bài chú là: "Con triệu thỉnh ngài, đấng Kim cang thượng sư, với ân sủng của ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian".
Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:
Mười hai âm OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDHI HUM mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám muôn bốn ngàn pháp môn. Bởi thế, tụng một lần thần chú Kim cang thượng sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ loại kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ loại kinh điển là phương thuốc giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Vô minh, hành, thức, danh sắc, sáu nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, già chết ; mười hai móc xích này là guồng máy của luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng đọc mười hai âm này của thần chú Kim cang thượng sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử.
Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng ngài. Bởi thế khi bạn kêu cầu ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương nào bảo đảm hơn là đấng Liên Hoa Sanh, cũng như không có thần chú nào thích hợp hơn thần chú Kim cang thượng sư của ngài.
2. Thần chú của đại bi tâm:
OM MANI PADME HUM  (Án Ma Ni Bát Rị Hồng).
Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé Hung. Thần chú này tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ-tát, nhất là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẫn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo thân, và thần chú của ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẫn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhất của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc này. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẫn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nỗi một hài nhi vừa biết nói tiếng "Mẹ" là đã biết đọc thần chú này, OM MANI PADME HUM.
Tương truyền vô lượng kiếp về trước có một ngàn thái tử phát tâm Bồ-đề nguyện thành Phật. Một vị nguyện thành Phật Thích Ca mà ta đã biết ; nhưng Quán Tự Tại thì nguyện sẽ không đạt thành Chánh giác khi mà tất cả ngàn thái tử chưa thành. Với tâm đại bi vô biên, ngài còn nguyện giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi khổ sinh tử luân hồi trong lục đạo. Trước mười phương chư Phật, ngài phát nguyện: “Nguyện cho con cứu giúp được tất cả hữu tình, và nếu có khi nào con mệt mỏi trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành một ngàn mảnh". Đầu tiên, ngài xuống cõi địa ngục, tiến lên dần đến cõi ngạ quỷ, cho đến các cõi trời. Từ đấy ngài tình cờ nhìn xuống và trông thấy than ôi, mặc dù ngài đã cứu vô số chúng sanh thoát khỏi địa ngục, vẫn còn có vô số khác đang sa vào. Điều này làm cho ngài đau buồn vô tận, trong một lúc ngài gần mất tất cả niềm tin vào lời nguyện vĩ đại mà ngài đã phát, và thân thể ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Trong cơn tuyệt vọng, ngài kêu cứu tất cả chư Phật. Những vị này từ mười phương thế giới đều bay đến như mưa tuyết để tiếp cứu. Với thần lực nhiệm mầu, chư Phật làm cho ngài hiện toàn thân trở lại, và từ đấy Quán Tự Tại có mười một cái đầu, một ngàn cánh tay, trên mỗi lòng tay có một con mắt. Ý nghĩa rằng sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo là dấu hiệu của đại bi chân thực. Trong hình thức này, ngài còn sáng chói rực rỡ, và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp tất cả chúng sanh. Tâm đại bi của ngài khi ấy còn mãnh liệt hơn nữa, và ngài lại phát lời nguyện này trước chư Phật: "Con nguyện không thành chánh giác khi tất cả chúng sanh chưa thành".
Tương truyền rằng vì đau buồn trước nỗi khổ luân hồi sinh tử, hai giọt nước nước mắt đã rơi từ đôi mắt ngài, và chư Phật đã làm phép biến hai giọt nước mắt ấy thành hai nữ thần Tara . Một nữ thần có màu xanh lục, năng lực hoạt động của tâm đại bi, và một nữ thần có màu trắng, khía cạnh như mẹ hiền của tâm đại bi. Tara có nghĩa là người giải cứu, người chuyên chở chúng ta vượt qua biển sinh tử.
Theo kinh điển đại thừa, chính Quán Tự Tại đã cho đức Phật câu thần chú, và đức Phật trở lại giao phó cho ngài công tác cao quý đặc biệt là cứu giúp tất cả chúng sanh tiến đến giác ngộ. Vào lúc ấy, chư thiên tung hoa xuống ca ngợi hai ngài, quả đất chấn động, và không trung vang lên âm thanh OM MANI PADME HUM HRIH (hật ri)
Có câu thơ về ngài ý nghĩa như sau:
“Quán Thế Âm như vầng trăng, với ánh sáng mát dịu, dập tắt những thiêu đốt của sinh tử. Trong ánh sáng ấy, đóa sen từ bi - lọai hoa nở về đêm - mở ra những cánh trắng tinh khôi"
Giáo lý giải thích rằng mỗi âm trong sáu âm của thần chú OM MANI PADME HUM có một hiệu quả đặc biệt để mang lại sự chuyển hóa thuộc nhiều tầng lớp khác nhau của bản thể ta. Sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, lời, ý, tạo ra luân hồi sinh tử và những khổ đau của chúng ta, trong đó kiêu mạn, ganh tị, dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú mà được chuyển hóa trở về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ. (Chú thích: Giáo lý thường nói đến năm bộ tộc Phật, bộ tộc thứ sáu là tổng hợp của năm bộ tộc trên).
Bởi thế, khi ta tụng thần chú OM MANI PADME HUM thì sáu phiền não nói trên được tịnh hóa, nhờ vậy ngăn ngừa được sự tái sinh vào sáu cõi, xua tan nỗi khổ ẩn tàng trong mỗi cõi. Đồng thời thần chú này cũng tịnh hóa các uẩn thuộc ngã chấp, hoàn thành sáu hạnh siêu việt của tâm giác ngộ (sáu ba la mật): bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Người ta cũng nói rằng thần chú OM MANI PADME HUM có năng lực hộ trì rất lớn, che chở ta khỏi những ảnh hưởng xấu và các thứ tật bệnh.
 Thường có chủng tự HRIH của Quán Thế Âm được thêm vào sau câu thần chú, làm thành OM MANI PADME HUM HRIH. HRIH là tinh yếu tâm đại bi của tất cả chư Phật, là chất xúc tác đã khởi động tâm đại bi chư Phật để chuyển hóa các phiền não của ta thành bản chất trí tuệ của các ngài.
Kalu Rinpoche viết:
Một cách khác để giải thích thần chú này là: OM là tính chất của thân giác ngộ, MANI PADME tiêu biểu ngữ giác ngộ, HUM tiêu biểu ý giác ngộ. Thân, ngữ, ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân, lời, ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, mà phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.
Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thư Tây Tạng nói, ở trong cõi Trung Ấm: "Khi âm thanh của pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm". Tương tự, kinh Lăng Nghiêm cũng nói:
"Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ. Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn".
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương nói: Khi bấy giờ đức Quán Tự Tại Bồ Tát nói Thần chú Ðại Minh này, bốn đại bộ châu và cung điện của các cõi trời, thảy đều rung động, nước bốn biển lớn, nổi sóng ào ạt. Hết thảy các ma làm việc chướng ngại đều sợ hãi chạy trốn tản mất.
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà Ra Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu người nào thường hay thọ trì chú Ðại Minh này, ở lúc trì tụng có 99 căn già hà sa số Như Lai tập hội, lại có vi trần số Bồ Tát tập hội, lại có vô số Thiên Long, Bát Bộ đến để hộ vệ người ấy. Người trì tụng Thần chú này bảy đời dòng họ đều sẽ được giải thoát, trong bụng có các loài trùng sẽ được địa vị bất thoái chuyển của Bồ Tát. Nếu đeo trì trong thân trên đảnh, có người được thấy người đeo trì ấy cũng như đồng thấy thân Kim Cang của Như Lai. Nếu hay y pháp niệm tụng, tức được vô tận biện tài, ngày ngày thường đủ sáu Ba la mật, viên mãn công đức. Nếu trong miệng hơi thở ra chạm vào người nào, người đó liền khởi tâm lành, xa lìa các sân độc, sẽ được bất thoái chuyển Bồ Tát, mau chứng Vô thượng Bồ đề. Người đeo trì giữ gìn chú này, lấy tay rờ đến người nào, hoặc lấy đôi mắt liếc nhìn đến các loài dị loại, các hữu tình, thảy đều mau được địa vị Bồ Tát. Người như vậy vĩnh viễn không thọ các khổ sanh, lão, bịnh, tử. Lại nữa Phật nói: Vi trần đã có, ta có thể đếm số lượng kia được, cho đến nước đại hải ta có thể biết số lượng kia. Nếu có người niệm sáu chữ Ðại Minh một biết, đã được công đức mà ta không thể đếm tính số lượng, giả như trong bốn đại châu, tất cả kẻ nam nữ đều chứng được địa vị Thất Ðịa Bồ Tát, công đức đã có cùng với người niệm Lục Tự Ðại Minh một biến mà công đức không sai khác. Nếu có người viết chép Ðại Minh này, đồng với viết chép tám vạn bốn ngàn Pháp Tạng. Nếu lấy kim bảo cõi trời tạo hình tượng của các đức Như Lai số như vi trần, không bằng chép viết một chữ trong sáu chữ Ðại Minh này, chỗ thu hoạch công đức quả báo không thể nghĩ bàn, người ấy sẽ được 108 món Tam ma địa môn. Chỉ niệm một biến sẽ được tất cả Như Lai đem y phục, ẩm thực, thuốc thang và đồ ngồi nằm đầy đủ tất cả để cúng dường. Pháp này ở trong Ðại Thừa rất là tối thượng, tinh thuần vi diệu. Tất cả Như Lai và các Bồ Tát thảy đều cung kính chấp tay làm lễ.
Khi nói sáu chữ Chơn ngôn này, có bảy mươi trăm ức các đức Như Lai đều đến tập hội, đồng nói: Thất Cu Chi Chuẩn Ðề Ðà Ra Ni. Vậy nên biết sáu chữ Chơn ngôn cùng với Chuẩn Ðề Chơn ngôn đầu đuôi tương tu. Như muốn cùng Chuẩn Ðề Chơn ngôn đồng tụng ấy, có thể ở trước Chuẩn Ðề Chơn ngôn niệm tụng. Song cần yếu hiệp hai chữ nạp minh làm một chữ mới phù hợp Phạn âm. Hoặc muốn riêng trì tụng, công đức như trên đã nói. Nếu muốn như pháp kiết đàn niệm tụng rõ như bản kinh văn, đây không chép hết.

Dịch Giả : Thích Viên Đức

Chánh Tuân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét